chiêu thức bán hàng hiện đại

chiêu thức bán hàng

chia sẻ

SUY NGHĨ VỀ CÁI CHẾT KHIẾN CHÚNG TA TRÂN TRỌNG TƯƠNG LAI HƠN


ERIC W. DOLAN 12/12/2015

Nghiên cứu vừa cho thấy suy nghĩ về chi chết có thể khiến con người trân trọng tương lai hơn - ít nhất là với vấn đề tiền bạc.

“Cái chết là lời nhắc nhở mạnh mẽ về sự không chắc chắn của tương lai, vì vậy, việc cho rằng suy tư về tính hữu hạn của bản thân sẽ khiến cá nhân trân trọng hiện tại hơn tương lai là hoàn toàn hợp lý” Nicholas J. Kelley và Brandon J. Schmeichel viết trong nghiên cứu.

“Mặt khác, chúng ta cũng lên kế hoạch và thường cố gắng đạt đến những mục tiêu mà chúng chỉ có thể được hiện thực hoá trong tương lai. Những mục tiêu tương lai đó khiến hiện tại trở nên có ý nghĩa và có tác dụng phòng vệ về mặt tâm lý cho chúng ta trước sự đe doạ của cái chết. Dưới góc nhìn này, có vẻ như việc nhắc nhớ một người về cái chết sẽ giúp họ trân trọng tương lai hơn - một tài sản quý giá mà số lương lại rất hạn chế.”  

Trong nghiên cứu được đăng tải trên PLOS One, nhóm nghiên cứu đã yêu cầu 118 sinh viên viết suy nghĩ của họ về cái chết của bản thân hoặc viết về sự đau đớn khi nhổ răng.

Sau đó các nghiệm thể được hỏi liệu họ muốn nhận $50 ngay lập tức hay sẽ đợi 3 tháng để nhận một khoản tiền lớn hơn. Nếu họ lựa chọn phương án thứ hai, tiền thưởng sẽ tăng dần $5, mỗi tháng lên tối đa là $100, điều này cho phép các nhà nghiên cứu biết khi nào thì người tham gia thay đổi quyết định, muốn nhận tiền ngay thay vì chờ đợi.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, các nghiệm thể được yêu cầu viết về cái chết của bản thân thường ít đánh giá cao phần thưởng ngay lặp tức hơn so với những người làm nhiệm vụ còn lại. Nhóm đầu tiên thường ít quan tâm đến việc so sánh lợi nhuận hiện tại so với tương lai, chứng tỏ họ quan tâm đến tương lai nhiều hơn.

Theo Kelley và Schmeichel, suy nghĩ về cái chết “có thể làm tăng giá trị của tương lai, giúp kích hoạt việc theo đuổi các mục tiêu lành mạnh và tập trung vào dài hạn.”

Khi cái chết không nằm trong phạm vi tập trung chú ý của nhận thức, chúng ta thường dễ đưa ra những quyết định vị kỉ và khó kiếm soát được bản thân.”


Dịch: Hành Lang Tâm Lý

LÀM GÌ KHI BẠN ĐAU BUỒN VÀ CÔ ĐƠN TRONG MÙA GIÁNG SINH?

Giáng Sinh cô độc
Mùa Giáng Sinh này không phải ai trong chúng ta cũng cảm thấy ấm áp và hạnh phúc, có những người sẽ phải đối mặt với mất mát và cô độc. Chúng ta thường chỉ gắn buồn đau với cái chết, tuy nhiên chúng ta còn có thể đau khổ vì những mất mát khác như:
  • Chia tay hay li dị
  • Chuyển nơi sinh sống
  • Tức giận hay không nói chuyện với gia đình
  • Cảm thấy mất liên kết và không được những người xung quanh chấp nhận
  • Những người thân yêu không còn là chính mình vì rối loạn tâm lý hay vì lạm dụng chất gây nghiện
  • Có người thân trong vòng lao lý hay phải điều trị tại bệnh viện
  • Phải xác định các giới hạn và quyết định không giành thời gian cho nhau
  • Có người thân qua đời
  • Mong chờ tình yêu
  • Người thân, con cái đi xa
Đôi khi bạn không lựa chọn cô đơn nhưng không phải ai cũng có gia đình, không phải ai cũng đủ tiền để về nhà và ch1ung ta đều có thể đánh mất những người thân yêu cách này hay cách khác.
Lại có những người không thể ở bên gia đình vì xung đột hay do những khổ đau họ đã phải chịu đựng. Thậm chí nếu bạn lựa chọn không quay về với gia đình, điều đó vẫn gây tổn thương cho bạn. Những mất mát vẫn hiện diện ở đó, rất thật.
Ngoài ra, cũng có những lúc, ngay cả khi ở bên bạn bè và người thân, bạn vẫn cảm thấy cô đơn.
Lời khuyên của chuyên gia giành cho bạn:
Nhận biết mất mát
Hãy cho phép bản thân được buồn bã và đau khổ. Hãy biểu hiện cảm xúc qua trò chuyện, viết lách hay qua các phương thức sáng tạo khác. Bạn không cần phải lúc nào cũng giả vờ hạnh phúc. Chân thật với cảm xúc của bản thân cũng rất cần thiết; hãy giành thời gian để buồn bã hay khóc thương nếu cần thiết.
Điều chỉnh kỳ vọng của bạn.
Cô đơn diễn ra rất mãnh liệt trong những ngày lễ vì bạn mong muốn mình được ở bên gia đình, vui chơi với bè bạn hay mừng giao thừa với người bạn yêu thương. Ký ức, cả xấu lẫn đẹp, về những mùa Giáng Sinh trong quá khứ cũng tác động đến kỳ vọng của chúng ta. Rất khó để xóa mờ những kỉ niệm xưa cũ và cảm giác hoài niệm về những ngày tươi đẹp đã qua. Đồng thời cũng rất khó giã từ những ước mong giành cho hiện tại. Những kì vọng không thực tế sẽ khiến bạn thêm buồn bã và giận dữ mà thôi. Dù việc chấp nhận thực tế sẽ rất khó khăn nhưng đó lại là giải pháp tích cực nhất giành cho bạn.

Đừng chết chìm trong nỗi cô đơn
Bạn cần phải cân bằng giữa việc nhận diện những cảm xúc đang có với các hoạt động giúp bạn thấy thoải mái hơn. Chính bạn là người có trách nhiệm với bản thân để khiến chính mình được an ủi. Hãy chăm sóc cho bản thân: ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, đừng ngụp lặn trong rượu bia, hãy tập thể dục và tận hưởng khí trời. 
Thuốc giải cho cô độc chính là sự nối kết
Sợ hãi và ngượng ngùng là những nguyên nhân ngăn cản chúng ta tìm kiếm sự hỗ trợ. Chắc chắn bạn không phải là người duy nhất cảm thấy cô đơn hay đau buồn trong mùa Giáng Sinh này. Chia sẻ cho những người xung quanh về trải nghiệm của chính bạn là việc hoàn toàn bình thường. Nếu bạn không tìm kiếm sự hỗ trợ và kết nối, bạn vân sẽ tiếp tục cảm thấy cô độc mà thôi. Hãy nhớ rằng, mọi người không thể đoán được bạn suy nghĩ hay đang cần điều gì. Hãy mở lòng ra để được trợ giúp và đón nhận.
Bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ thông qua nhiều hình thức:
  • Các nhóm hỗ trợ
  • Tôn giáo
  • Tình nguyện
  • Tham vấn Trị liệu
Hãy làm những điều bạn yêu thích
Bạn có thể cải thiện trạng thái của mình bằng cách làm những điều khiến bạn cảm thấy vui thích. Nếu bạn có thời gian nghỉ, hãy tận dụng nó! Hãy cân nhắc những sở thích hay thói quen bạn có. Cũng có thể hãy làm những việc đã lâu bạn chưa làm hay thử những điều mới mẻ nếu bạn không nhớ ra những điều bạn từng yêu thích.
Bạn không nhất thiết phải đơn độc vào Giáng Sinh. Bạn có nhiều lựa chọn và có những cách khác nhau giúp giảm bớt cô đơn và chữa lành những khổ đau.
Mong các bạn có được Mùa Giáng Sinh an lành nhất có thể!

Nguồn: http://blogs.psychcentral.com/imperfect/2015/12/how-to-cope-with-loneliness-and-grief-this-holiday-season/
Dịch: Hành Lang Tâm Lý

NỀN VĂN HÓA NÀO KIỂM SOÁT CẢM XÚC KHUÔN MẶT NHIỀU NHẤT?

Cảm xúc và khác biệt văn hóa
Theo một số nghiên cứu, người Nga đứng đầu bảng và xếp chót bảng là người Mỹ!
Đây chỉ là hai trong số nhiều kết quả nghiên cứu về sự khác biệt văn hóa trong các hành vi phi ngôn từ. Có lẽ một trong những nghiên cứu nổi tiếng nhất về khác biệt văn hóa là nghiên cứu về không gian giao tiếp liên cá nhân. Đàn ông Ả-rập ngồi gần nhau hơn đàn ông Hoa Kỳ. Người Indonesia tương tác gần gũi hơn người Úc. Người Ý thì nói chuyện gần nhau hơn Mỹ và Đức, người Colombia gần hơn người Puerto Rico. Dù có những khác biệt đó, vẫn tồn tại những điểm tương đồng rất thú vị.
Thực tế, một số hành vi phi ngôn từ sẽ ổn định xuyên suốt nhiều nền văn hóa (Matsumoto, 2006). Biểu lộ qua gương mặt là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, nhiều điểm tương đồng cũng như khác biệt về văn hóa đã được phát hiện.
Quy tắc văn hóa về việc biểu lộ
Sự khác biệt về biểu lộ gương mặt giữa các nền văn hóa được quy định trong các quy tắc. Chúng ta học những quy luật này từ những người xung quanh trong suốt tiến trình ta lớn lên. Mỗi nền văn hóa sẽ có một bộ quy tắc khác biệt.  

Một trong những khác biệt về quy tắc này được hình thành giữa các nền văn hóa mà chúng ta thường gọi là “tập thể” như Nhật bản và “cá nhân” như Hoa Kỳ. Các nền văn hóa tập thể thường tưởng thưởng cho hành vi “hội nhập”, tính đồng nhất và thuận hòa với người khác. Trong khi đó, các nền văn hóa cá nhân lại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quyền tự chủ và quyền lực cá nhân. Các nghiên cứu cho thấy người thuộc nền văn hóa tập thể thường dùng nụ cười để “đeo mặt nạ” cho những cảm xúc tiêu cực – nhưng chỉ khi nào có sự hiện diện của người khác, chứ không như lúc họ ở một mình.
Kiểm soát cảm xúc của gương mặt
Các nghiên cứu mới đây vừa tìm hiểu về mức độ kiểm soát cảm xúc xuyên suốt nhiều nền văn hóa khác nhau (Matsumoto, 2006). Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng người Nga là những người kiểm soát cảm xúc gương mặt nhiều nhất, sau đó là Nhật và Hàn Quốc. Ngược lại, người Mỹ ít kiểm soát cảm xúc qua khuôn mặt nhất.  Nghiên cứu trên cũng cho thấy nhiều khác biệt giữa hai giới. Đàn ông thường che đậy cảm xúc bất ngờ và sợ hãi trong khi phụ nữ cố gắng kiềm nén sự ghét bỏ, khinh bỉ và giận dữ cùng nhiều cảm xúc khác.

Tuy nhiên, không chỉ có những loại biểu hiện là khác nhau giữa các nền văn hóa, cách chúng ta diễn dịch những biểu hiện đó cũng có những điểm dị biệt. Ví dụ, về cường độ cảm xúc, nghiên cứu cho thấy người Châu Á thường đánh giá các cảm xúc được biểu lộ là ít mạnh mẽ hơn so với những người không thuộc Châu Á.
Như vậy, với những khác biệt trên, liệu việc ta đánh giá biểu lộ gương mặt của những người đến từ nền văn hóa khác còn chính xác hay không? Chúng ta có hay làm quá lên không? Một nghiên cứu gây nhiều tranh cãi mới đây cho thấy con người thường đánh giá cảm xúc gương mặt của những người trong cùng nền văn hóa chính xác hơn.
Nhìn chung, những hành vi phi ngôn từ giữa các nền văn hóa thường khá tương đồng. Tuy vậy, vẫn tồn tại nhiều khác biệt mà các nghiên cứu mới chỉ bước đầu tìm hiểu. Biểu lộ cảm xúc qua gương mặt chỉ mới là phần nổi của tảng băng mà thôi.

THƯA BÀ, CON BÀ CÓ RỐI LOẠN TÂM THẦN!

Giai đoạn loạn tâm
Tôi ngồi trong phòng trung tâm tham vấn tâm lý của trường đại học, khẽ thở dài và gọi cú điện thoại tôi chẳng hề mong muốn. Là một bác sĩ tâm thần cho sinh viên đại học đã 20 năm, công tác này đối với tôi chẳng bao giờ là dễ dàng. Sau vài ba hồi chuông, mẹ của một sinh viên tôi vừa gặp trong văn phòng vài phút trước nhấc máy trả lời.
Tôi tự giới thiệu bản thân và thông báo: “Tôi vừa phải cho con của bà, Jacob, nhập viện.”
Bà trả lời, “Ông nói gì vậy?” “Con trai tôi làm gì có vấn đề.”
Tôi giải thích rằng bạn cùng phòng của Jacob ngày hôm nay vừa đưa anh tới phòng tham vấn. Họ cho biết đã cả tuần nay anh ta không hề ngủ và cũng chẳng hề ăn uống.
“Tôi biết,” bà nói. “Họ cũng có gọi tôi. Con tôi chỉ đang phải thích nghi với trường lớp mà thôi. Nó mới học một tháng mà. Lạy Chúa, nó mới là sinh viên năm 1 thôi.”
Tôi thừa nhận rằng tân sinh viên phải trải qua một thời gian khá khó khăn để điều chỉnh. Tuy vậy, Jacob hiện đang trong giai đoạn loạn thần. Tôi nói với bà, anh ta không dám rời khỏi phòng tham vấn vì sợ rằng mình bị theo dõi khắp khuôn viên trường. Anh không thể làm việc vì có những giọng nói liên tục làm phiền và gây xao nhãng trong đầu anh. Tôi nói thêm, bệnh viện là nơi an toàn nhất với anh hiện giờ.
Bà vẫn quả quyết “Con trai tôi là học sinh xuất sắc hồi phổ thông. Nó còn thắng cả mấy cuộc thi tranh biện nữa.”
Tôi hiểu vì sao bà lại chối bỏ sự việc. Những đứa con của tôi cũng đang học đại học. Nếu một trong số chúng mà bị loạn tâm thì tôi cũng chẳng biết mình sẽ sốc đến mức độ nào. Bản thân tôi cũng sẽ nổi điên với người thông báo tin đó.
“Vậy ông có thể đợi tôi bay qua đó xem mọi việc ra sao không?” bà hỏi. “Tôi có thể mua vé máy bay trong vài ngày tới và sẽ gặp ông cùng với con tôi.”
Nơi mẹ Jacob sống cách trường đại học đến vài ngàn dặm. Jacob không có cha.
Tôi đồng ý rằng sẽ tốt hơn nếu bà, tôi và Jacob có thể cùng gặp nhau trong văn phòng. Tuy vậy, tôi vẫn nhấn mạnh rằng sẽ không an toàn cho Jacob nếu không bảo vệ anh ta trong suốt thời gian đợi bà đến đây. Jacob đang rất bối rối và sợ hãi đến mức tôi không dám chắc liệu anh ta có về nỗi ký túc xá hay không.
Lý tưởng nhất là sẽ có một nơi nào đó ngoài bệnh viện mà Jacob có thể nhận sự hỗ trợ, được động viên để ăn uống, ngủ nghỉ và uống thuốc trong lúc chờ mẹ đến. Nhưng khuôn viên trường hay thành phố của chúng tôi lại chẳng có một nơi như thế.
Tôi vừa làm việc với Jacob suốt hai giờ qua. Tôi còn gọi thêm một bác sĩ tâm thần khác để gặp và cho ý kiến về trường hợp của anh. Cô ta cũng đồng ý rằng Jacob cần nhận được sự trợ giúp về y tế ngay lập tức. Giá mà mẹ anh có thể nhìn thấy anh ngay lúc này, đầu tóc rối bù, mặc áo len dày dù bên ngoài đang 32 độ C, tránh né ánh mắt của mọi người và lẩm bẩm nói chuyện với những giọng nói mà chỉ mình anh nghe được.
“Vậy tôi phải làm gì bây giờ?” bà hỏi.
Tôi đề nghị bà lên máy bay càng sớm càng tốt và sẽ gặp Jacob cùng toàn bộ nhóm điều trị tại đơn vị nội trú ở bệnh viện. Tôi cũng nói là không biết anh ta phải ở lại bệnh viện bao lâu, có thể chỉ là một thời gian ngắn thôi.
Bà hỏi ngay “Sau đó nó sẽ đi học trở lại được, phải không?”.
Tôi nói rằng thông thường tôi sẽ đề nghị những bạn có giai đoạn loạn thần nghỉ một học kỳ, như vậy họ sẽ có đủ thời gian để hồi phục hoàn toàn.
“Không, nó sẽ đi học trở lại”, bà nhấn mạnh. Cuộc trò chuyện của chúng tôi cũng kết thúc ở đó.
Tôi đến gặp nhóm điều dưỡng trong trường để thông báo cho họ, phòng trường hợp bệnh viện hay mẹ của Jacob gọi tới. Có điều thật ra, tôi tìm họ để nói về cảm giác của mình, để chia sẽ câu chuyện với những người biết lắng nghe và đồng cảm, bao giờ trong tôi cũng có nỗi buồn và mất mát khi một người trẻ tuổi gặp phải tình trạng loạn thần.
Sau đó tôi về lại văn phòng. Jacob sẽ do tôi điều trị nên tôi cần phải chuẩn bị hồ sơ. Tôi sẽ gửi ghi chép tiến trình cho bệnh viện, trong đó ghi rõ lý do tôi đề nghị Jacob nhập viện. Tôi cũng gọi cho bác sĩ tâm thần trực tại đơn vị để bàn luận về trường hợp này; Tôi không muốn để lỡ vấn đề gì cả.
Sau đó tôi chờ đợi.
Vài ngày trôi qua, vẫn chẳng có thông tin gì từ bệnh viện. Tôi hi vọng rằng Jacob đã về nhà. Một vài người có giai đoạn loạn thần sẽ phục hồi rất nhanh nhưng một số khác thì phải mất vài tháng. Tình trạng của Jacob có thể tiến bộ dưới sự quan sát của cha mẹ để phát hiện những dấu hiệu tái phát một cách nhanh chóng. Cũng có thể anh ta chuyển sang học trường gần nhà mẹ anh cũng nên.
10 ngày sau khi tôi yêu cầu Jacob nhập viện, bệnh viện gọi điện cho tôi. Họ thông báo rằng Jacob đã đi học trở lại và muốn găp tôi.
Đương nhiên tôi sẽ gặp anh, dù khá thất vọng. Anh ta nên ở nhà hay ở đâu đó có hỗ trợ thường nhật, hoặc chí ra trong một chương trình điều trị ngoại trú chuyên sâu nào đấy. Đáng lẽ phải có những biện pháp điều trị trung cấp phù hợp sau khi bệnh nhân rời bệnh viện và các công ty bảo hiểm phải chi trả cho các khoản đó. Jacob cần nhận được nhiều sự trợ giúp hơn là chỉ những điều kiện trong khu vực trường học. Nhưng có lẽ chúng ta không có nhiều sự lựa chọn ở đây.
Tôi gặp lại anh vào buổi chiều hôm đó, mày râu nhẵn nhụi và cũng chẳng còn mùi hương đầy cảnh báo của một người cả tuần chưa tắm. Anh nhìn tôi, mỉm cười và bắt đầu nói với một cung giọng bình tĩnh.
“Tôi đã khá hơn nhiều rối”, anh nói. “Tôi đang cố gắng bắt kịp bài vở. Mẹ của tôi có nói chuyện với nhân viên công tác sinh viên trong phòng công tác sinh viên, họ có nói chuyện với các Thầy Cô của tôi. Có thể tôi phải nghỉ một lớp nhưng cứ đợi từ từ rồi xem sao.”
“Tôi mừng là anh đã thấy khỏe hơn”, tôi nói. “Anh có thể cho tôi biết mọi chuyện trong bệnh viện như thế nào không?”
Jacob trả lời, “Tôi chỉ ở đó bốn ngày, và mọi chuyện khá kì lạ. Tôi nghĩ rằng những loại thuốc họ đưa tôi uống khá hữu hiệu vì tôi có thể ngủ và tập trung tốt hơn.”
“Tôi biết rằng anh không vui khi tôi gửi anh qua bệnh viện”, tôi nói. “Anh có cảm thấy thoải mái khi làm việc với tôi không?”
“Có chứ”, anh nói. “Tôi biết tôi cần vào viện, mọi chuyện đã rối tung cả lên.”
Tôi khá tò mò vì khả năng đáp ứng hóa dược nhanh chóng của Jacob. Có hai khả năng ở đây. Một là sự căng thẳng do phải đi xa nhà và bắt đầu việc học khiến anh bị choáng ngợp, anh sẽ hoàn toàn phục hồi sau khi điều chỉnh được bản thân. Khả năng còn lại là anh vẫn còn những triệu chứng loạn thần nhưng lại muốn che giấu chúng để tiếp tục học. Tôi mong là anh thuộc trường hợp đầu tiên.
Tôi nói với Jacob là chúng tôi nên gặp nhau hàng tuần. Tôi cũng yêu cầu anh cho tôi biết bất cứ khi nào anh cảm thấy bối rối hay gặp khó khăn về giấc ngủ, như vậy chúng tôi có thể điều chỉnh thuốc cho anh khi cần thiết. Tôi giải thích thêm, nếu mọi chuyện tốt đẹp, anh ta cuối cùng cũng có thể ngưng dùng thuốc.
Sau giai đoạn loạn tâm đầu tiên, một số người sẽ hồi phục hoàn toàn và không cần uống thuốc dài hạn. Một số khác có thể cần tiếp tục uống thuốc vì có những rối loạn như rối loạn lưỡng cực hay tâm thần phân liệt.
Tôi muốn mình có thể giúp Jacob nhiều hơn, ví dụ như qua chương trình hỗ trợ đồng đẳng, trong đó anh ta có thể nhận được sự hỗ trợ từ những người đã có kinh nghiệm hay từng phục hồi sau giai đoạn loạn thần. Thật ra, một vài đồng nghiệp của tôi trong trường cũng đang phát triển một dự án tương tự cùng một số kế hoạch khác để hỗ trợ các sinh viên sau khi phải nhập viện.
Đồng thời, tôi tận dụng tối đa những nguồn lực mình đang có. Tôi chuyển Jacob qua một nhà trị trị liệu tâm lý. Jacob cũng đồng ý gặp nhân viên công tác sinh viên phụ trách trường hợp của anh. Cô ta sẽ giúp anh điều chỉnh lịch học khi cần thiết.
Mẹ của Jacob cũng bay đến thành phố vài ngày sau khi anh vào bệnh viện nhưng sau đó liền trở về nhà để chăm sóc con gái và quay lại làm việc. Bà nói chuyện với Jacob mỗi ngày. Anh cũng cho phép tôi gọi điện cho mẹ anh để nói về tình trạng của anh.
Tôi từng chứng kiến nhiều trường hợp khác nhau mà các bạn trẻ vướng phải giai đoạn loạn thần. Và bạn sẽ không thể quên được những trường hợp nghiêm trọng nhất.
Một trong số bệnh nhân của tôi có rối loạn lưỡng cực, đôi khi cô ấy lại tự quyết định ngưng dùng thuốc và rơi vào tình trạng loạn thân cùng hưng cảm. Tôi không thể thuyết phục cô việc tiếp tục điều trị là lựa chọn tốt nhất vì lợi ích của chính cô. Lần cuối cùng cô ngưng dùng thuốc, những giọng nói trong đầu cô đã bảo cô chạy vào giữa làn xe. Cô tông một lúc hàng loạt xe khác nhưng kì diệu thay, không ai bị thương nặng cả.
Sau đó, cha cô trở thành người bảo trợ pháp ý cho cô, ông sống với cô và đảm bảo rằng cô chịu uống thuốc. Cô ta quyết định ngưng học và tập trung điều trị. Lần thăm khám cuối cùng, cả hai cùng nhau đến gặp tôi và mang theo một chậu cây thay cho lời cảm ơn. Tôi cảm thấy rất xúc động vì điều đó.
Một bệnh nhân rối loạn lưỡng cực khác là một sinh viên trẻ học chuyên ngành tâm lý. Trước khi làm việc với tôi, cậu ta rơi vào tình trạng loạn thần và từng thử tự tử vài lần. Sau một tuần tại đơn vị chăm sóc đặc biệt, hai tuần trong bệnh viện tâm thần và cả một học kỳ nghỉ ở nhà, anh trở lại trường nhưng vẫn phải uống thuốc ổn định cảm xúc và chống loạn thần. Anh không còn các triệu chứng hung cảm hay loạn tâm khi tôi bắt đầu làm việc với anh, vậy nên tôi chỉ trị liệu cho anh mỗi tháng một lần.
Chúng tôi nói về những tình huống căng thẳng mà anh trải qua và những cách thức đối mặt với chúng. Tôi chưa bao giờ phải thay đổi liều lượng cho anh. Trong thực tế, anh cảm thấy thuốc hữu hiệu đến độ chẳng muốn giảm bớt liều lượng. Cuối cùng, tôi rất vui khi nhận được tin anh được nhận vào chương trình tiến sĩ về khoa học thần kinh.
Về phần Jacob, câu chuyện của anh cuối cùng sẽ ra sao? Tôi không biết. Tuy nhiên, tôi muốn Jacob và mẹ anh biết rằng hi vọng luôn tồn tại. Tôi chứng kiến điều đó diễn ra mỗi ngày.
Dịch: Hành Lang Tâm Lý


KHOẢNG CÁCH GIỮA CÔNG VIỆC VÀ ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN NGÀY CÀNG TRỞ NÊN MỜ NHẠT

Cân bằng cuộc sống và công việc

— APA Center for Organizational Excellence
4 trên 10 người lao động Mỹ (42%) cho biết họ bận tâm đến các nhu cầu cá nhân và gia đinh trong khi đang làm việc và khoảng ¼ chia sẻ rằng họ thường xuyên mang công việc về nhà (26%), làm việc trong các kỳ nghỉ (25%) và hay để công việc xen vào thời gian dành cho gia đình, bạn bè (25%). Những số liệu trên là kết quả của một khảo sát do Trung tâm Chất lượng Tổ chức của APA (Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ) thực hiện.

Khảo sát được thực hiện trực tuyến bởi đại diện của APA, Harris Poll từ ngày 14 – 16/07/2015, trên 902 người trưởng thành đang làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian. Báo cáo đầy đủ cho thấy  6 trên 10 người lao động Mỹ cho biết họ thường phản hồi những giao tiếp cá nhân trong giờ làm việc và gần 5/10 (48%) thường xuyên trả lời những thông tin liên quan đến công việc trong khoảng thời gian cá nhân

Mặc dù công nghệ hiện nay cho phép mở rộng ranh giới giữa thời gian làm việc và không làm việc, hầu hết người lao động Mỹ cho biết họ có thể kiểm soát ranh giới này và quyết định xem liệu có nên phân tách rõ ràng giữa 2 vấn đề này hay không. Họ cũng cho biết bản thân đầu tư rất nhiều thời gian cho cả hai vấn đề công việc (61%) và gia đình (72%)

51% những người lao động Hoa Kỳ cho biết cấp trên của họ đề xuất sự linh hoạt trong công việc,tuy nhiên chỉ chưa đến ½ trong số này cho rằng mình được lựa chọn linh hoạt về số giờ làm việc (43%), số ngày làm việc trong tuần (40%) và nơi làm việc (34%)

Thậm chí các nhân viên còn ít chạm đến các phúc lợi về lao động hơn, chỉ trên dưới ¼ sử dụng các phúc lợi này một hoặc vài lần trong tháng.

Mặc dù gặp phải những trộn lẫn giữa thời gian công việc và cá nhân cùng với việc không thường xuyên sử dụng các phúc lợi lao động, đa số người Mỹ vẫn kết hợp khá tốt đời sống công việc và cuộc sống cá nhân (5.3 trên thang 7)

“Bài học ở đây cho những người sử dụng lao động là trước việc rất nhiều nam giới và nữ giới đang phải đấu tranh để cân bằng đời sống công việc và cá nhân, chính khả năng sắp xếp công việc linh hoạt và làm chủ khả năng quản lý ranh giới công việc – cuộc sống là chìa khóa tối ưu để đạt được sự cân bằng.” theo David W. Ballard, người điều hành APA's Center for Organizational Excellence. “
“Người lao động có công việc phù hợp hài hòa với những phần còn lại của cuộc sống sẽ có sự cam kết và động lực lớn hơn, họ cho thấy mức độ hài lòng với công việc cao hơn, có mối quan hệ trong công việc tốt hơn và ít có xu hướng rời bỏ công ty trong năm tiếp theo hơn.

Khảo sát cũng cho thấy, trái với niềm tin thông thường, vấn đề về cân bằng công việc – cuộc sống và những vấn đề liên quan đến sự linh hoạt trong công việc không phải là câu hỏi giành riêng cho nữ giới. Nam giới cho thấy thường sử dụng những phúc lợi công việc-cuộc song thường xuyên hơn (mỗi tuần 1 lần trở lên), bao gồm các chế độ chăm sóc con cái, nghỉ phép cá nhân, lịch làm việc linh hoạt như số ngày làm việc trong tuần, nghỉ phép có lương và không lương


Hành Lang Tâm Lý lược dịch

TUỔI TÁC CỦA MẸ KHI SANH CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM CỦA CON GÁI

Tuổi tác của mẹ khi sinh con
Theo một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Tâm lý Hoa kỳ, con gái của các bà mẹ sinh con khi 30 tuổi trở lên thường có nhiều khả năng biểu hiện các triệu chứng trầm cảm vào đầu tuổi trưởng thành.

“Nghiên cứu này cho rằng mẹ sinh con khi tuổi cao có liên hệ với những triệu chứng trầm cảm, lo âu và stress ở con gái vào đầu tuổi trưởng thánh” Jessica Tearne, nghiên cứu sinh tại ĐH Tây Australia và là chủ nhiệm nghiên cứu cho biết.

Tearne cùng các cộng sự đã phân tích dữ liệu từ Nghiên cứu Nhóm chứng Thai sản Tây Úc. Từ 1989-1991, các phụ nữ mang thai được tuyển lựa vào nghiên cứu này, họ được yêu cầu cung cấp các thông tin về nhân chủng và tâm lý. Sau đó, con của họ sẽ thực hiện các đánh giá tâm lý xuyên suốt nhiều độ tuổi khác nhau suốt 23 năm.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tìm hiểu mức độ nhiều triệu chứng khác nhau về trầm cảm, lo âu và stress do 1200 người con tự đánh giá vào độ tuổi 20. Sau đó, nhóm nghiên cứu so sánh dữ liệu với độ tuổi của cha và mẹ khi sinh trẻ. Kết quả cho thấy, con gái có mẹ khi sinh con nằm vào 30-34 tuổi thường có mức độ stress, trầm cảm và lo âu cao hơn so với những trẻ có mẹ lúc sinh dưới 30.

Chỉ có 5% các bà mẹ trong nghiên cứu sinh con dưới 20 tuổi, không có tác động nào được tìm thấy trong nhóm này. Tuổi của cha vào lúc sinh con cũng không đem lại mối liên hệ nào, con trai cũng cho thấy xu hướng tương tự.

Dù nguyên nhân chính xác dẫn đến tương quan này vẫn chưa rõ ràng, Tearne cho rằng không nhất thiết phụ thuộc vào yếu tố sinh học.
  
Tearne cho biết, “Một giả thuyết cho rằng chính khoảng cách lớn về tuổi tác giữa mẹ và con có thể tạo ra những khó khăn cả hai gặp phải” “Có thể cách biệt 30 năm trở lên giũa mẹ và con gái sẽ đưa đến những sai biệt về hệ thống giá trị, tạo ra căng thẳng trong mối quan hệ, đưa đến stress, lo lắng và buồn bã nơi trẻ, đặc biệt trong giai đoạn chuyển tiếp vào đầu tuổi trưởng thành.”

Một giải thích khả dĩ khác có thể đến từ việc phụ nữ sinh con sau 30 tuổi sẽ bước vào tuổi 50 vào thời điểm khảo sát. Lúc này, họ có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về sức khỏe liên quan đến tuổi tác, đưa đến việc con cái có mức độ triệu chứng cao hơn. Các nghiên cứu khác còn cho thấy con gái bị tác động bởi sức khỏe của mẹ nhiều hơn con trai. Điều này lý giải cho việc tại sao tác động chỉ xuất hiện nơi con gái.

“Một điều quan trọng mà chúng ta cần ghi nhớ là nghiên cứu chỉ tìm hiểu về các triệu chứng chứ không phải là chẩn đoán lâm sàng” TS Monique Robinson, ĐH Tây Úc, một tác giả khác của nghiên cứu cho biết. “Nó cho thấy con cái của những bà mẹ cao tuổi thường có nguy cơ gặp phải nhiều triệu chứng về trầm cảm, lo âu và stress hơn nhưng không nhất thiết rằng họ sẽ gặp phải các chẩn đoán rối loạn tâm thần nhiều hơn.”

Bài báo:
“Older Maternal Age is Associated with Depression, Anxiety and Stress Symptoms in Young Adult Female Offspring,” by Jessica Tearne, BA, Monique Robinson, PhD, Peter Jacoby, MSc, Karina Allen, PhD, Nadia Cunningham, BA, and Neil McLean, MA, The University of Western Australia, and Jianghong Li, PhD, WZB Berlin Social Research Center, Journal of Abnormal Psychology, published online Nov. 16, 2015.

Link nghiên cứu
Link bài báo



5 ĐIỀU KHIẾN BẠN HỐI TIẾC NHẤT VỀ SỰ NGHIỆP CỦA MÌNH

Lựa chọn hướng đi cho sự nghiệp
Daniel Gulati 14/12/2012
Bài viết là ý kiến cá nhân dựa của tác giả Daniel Gulati dựa trên nghiên cứu trường hợp qua 30 đối tượng cùng số liệu từ các nghiên cứu khác.

Bạn tiếc nuối điều gì nhất trong suốt sự nghiệp của mình?
Đây là câu hỏi mở đầu phần hỏi đáp từ một thính giả đã rất chăm chú lắng nghe bài nói chuyện của tôi về kinh doanh và cải tiến tại ĐH Thiết kế Parsons. Tôi nhanh chóng trả lời, hi vọng rằng các câu hỏi sau sẽ đi vào chủ đề chính của buổi nói chuyện. Tuy vậy, xét trên số lượng những câu hỏi kế tiếp cùng khối lượng email sau đó gửi về cho tôi, có vẻ như đề tài về việc hối tiếc trong sự nghiệp giành được sự quan tâm từ rất nhiều người.

Kể từ buổi chiều hôm đó, tôi đã theo đuổi nhiệm vụ trả lời một cách có hệ thống cho câu hỏi tuy khá kì lạ nhưng rất xác đáng rằng chính xác chúng ta sẽ làm gì nếu có thể quay ngược lại sự nghiệp của mình. Tôi hi vọng bằng cách tìm hiểu những điều khiến người khác cảm thấy thất vọng về nghề nghiệp của mình, chúng ta có thể tối đa hóa khả năng giảm thiểu những ân hận của bản thân trong tương lai.

Với mục tiêu đó, tôi đã phỏng vấn 30 nhà chuyên môn từ 28 đến 58 tuổi và hỏi mỗi người về những điều họ hối tiếc nhất trong suốt sự nghiệp của mình cho đến hiện tại. Các thành viên trong nhóm rất đa dạng: từ giám đốc quản lý 39 tuổi của một ngân hàng đầu tư lớn, một nhiếp ảnh gia hành nghê tự do thất bại, một doanh nhân triệu phú cho tới một CEO trong danh sách Fortune 500. Sự thất vọng không chừa một ai; bất kể ngành nghề mọi người theo đuổi, vai trò họ đảm nhận, kể cả khi họ thất bại hay thành công, câu trả lời của họ thường luôn có 5 điểm thống nhất nổi bật. Có vẻ như hệ quả của những quyết định nghề nghiệp sai lầm cùng những kì vọng không được đáp ứng được tất cả các nhóm tuổi trải nghiệm ngang nhau.
Sau đây là 5 hối tiếc lớn nhất của họ:

1. Tôi ước rằng mình đã không nhận công việc đó vì tiền.
Cho đến hiện giờ, hối tiếc lớn nhất đến từ những người nhận công việc lương cao nhưng rốt cuộc lại cảm thấy thất vọng về nghề nghiệp của mình. Một nghiên cứu kinh điển cho thấy lương bổng chỉ là yếu tố “duy trì”, không phải là yếu tố thúc đẩy. Tuy nhiên, điều bất ngờ chính là cảm giác vô phương trợ giúp mà cá nhân phải đối mặt. Một nhân viên ngân hàng đầu tư than thở, “Tôi ngày nào cũng nghĩ đến lúc thôi việc, nhưng tôi lại có quá nhiều cam kết.” Một tư vấn viên lại nói rằng, “Tôi muốn mình hết căng thẳng, nhưng tôi lại chẳng biết mình làm tốt được chuyện gì khác.” Như vậy có vẻ như cụm từ đeo gông dát vàng chẳng hề hài hước chút nào.

2. Tôi mong mình đã nghĩ việc sớm hơn.
Gần như tương đồng với nhau, tất cả những người đã bỏ công việc cũ để chạy theo đam mê của mình đều mong bản thân đã nghỉ việc sớm hơn. Những thời gian biểu liên tục trong các tập đoàn lớn, hình ảnh về truyền thông đại chúng cùng mong muốn tích lũy lợi lộc là ba lý do chính khiến 80% những người không thỏa mãn với công việc không dám nghi việc khi họ đối diện với thực tế. Một giám đốc bán hàng cho biết, “Những năm tháng đó đáng lẽ tôi phải giành cho những thứ thật sự quan trọng với mình. Bạn không bao giờ lấy lại được khoản thời gian đó.”

3. Tôi ước gì mình đã tự kinh doanh riêng. 
Khi tình hình tài chính của cá nhân đang có chiều hướng tích cực, nhiều người tôi khảo sát lại mong muốn mình tự kiểm soát cuộc sống của bản thân nhiều hơn. Giải pháp là gì? Trở thành ông chủ thay vì đi làm thuê cho công ty của người khác. Tuy nhiên, theo Artful Dodger, muốn thôi là chưa đủ. Một nghiên cứu mới đây cho thấy 70% nhân viên mong muốn công việc hiện tại sẽ là phương tiện để bắt đầu công việc kinh doanh riêng trong tương lai, tuy vậy chỉ có 15% cho biết họ đã chuẩn bị sẵn để tự đầu tư. Ngay cả những CEO trong danh sách Fortune 500 cũng mong muốn được tự do kinh doanh. Một người thừa nhận: “Hối tiếc lớn nhất của tôi là việc tôi chỉ là một nhà ‘muốn kinh doanh’. Tôi chưa bao giờ có khả năng tự khẳng định mình bằng cách bắt đầu từ con số không.”

4. Tôi mong mình đã sử dụng thời gian khi còn đi học hiệu quả hơn.
86% sinh viên hiện tại xem việc đihọc đại học là một đầu tư xứng đáng. Điều này phản ánh sự phổ biến của đại học ngày nay: Trong cuốn Passion & Purpose, tôi cùng đồng tác giả đã nhận ra rằng 54% các bạn thuộc thế hệ hiện tại có bằng đại học, so với 36% của thế hệ trước. Tuy nhiều sinh viên đang học đại học, không ít bạn trong số đó lại muốn nhanh chóng “hi sinh” thời gian học vào những công việc sinh lời đầu tiên. Một nhà nghiên cứu sinh học nhớ lại thời đại học của mình là “vội vã một cách nực cười để kết thúc những năm tự do tuyệt vời và đầy niềm vui của cuộc đời.” Sau khi có gia đình và dính vào nhiều khoản nợ nần, rất nhiều người không thể tìm đâu ra thời gian để tiếp tục đi học lên cao hơn nhằm thay đổi sự nghiệp của mình. 

5. Tôi ước gì mình đã nghe theo trực giác nghề nghiệp của bản thân. 
Nhiều người hối tiếc về những cơ hội nghề nghiệp, hay theo lời một nhân viên mô tả, “những thời khác bây giờ hoặc không bao giờ”. Vào năm 2005, một nhân viên ngân hàng đầu tư đã được đề nghị dẫn đầu một nhóm nhỏ làm việc tại một nước Châu Mỹ La tinh mà hiện nay đang rất phát triển, Tuy biết đây có thể là một cơ hội thăng tiến nhưng anh ta vẫn từ chối vì nghi ngại. Trớ trêu thay, người đủ can đảm để nhận trách nhiệm sau đó đã được thăng chức lên trưởng bộ phận và rồi là CEO. Nhiều lý thuyết tâm lý mới đây đã liên kết vai trò của việc nhận ra những thời điểm thay đổi quan trọng tuy khó lường nhưng đáng giá trên với việc có được những bước tiến nhảy vọt trong nghề nghiệp của nhân viên.
Thay vì đè nén, những hối tiếc này cần được đặt tại ví trí quan trọng trong ký ức của bạn. Nghiên cứu cho thấy (PDF) hối tiếc có thể là chất xúc tác mạnh mẽ cho việc thay đổi. Tâm lý gia nổi tiếng Neal Roese từng nói rằng “Nhìn chung, hối tiếc là một cảm xúc có ích”. Thậm chí nó còn có thể truyền cảm hứng cho chúng ta. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc ta cần tiếp xúc và trân trọng nỗi thất vọng, hiểu rằng mình có khả năng trải nghiệm hối tiếc một cách sâu sắc đồng thời học hỏi những mặt tích cực từ sự hối tiếc để định hình nên thành công trong tương lai của chúng ta.

Dịch: Hành lang Tâm lý

LÀM CÁCH NÀO GIÁO VIÊN ĐẶC BIỆT CÓ THỂ HỖ TRỢ TRẺ GẶP KHÓ KHĂN?

Tâm lý trong giáo dục đặc biệt
Hiện nay, khoảng 10% học sinh phải đối mặt với các rối loạn sức khỏe tâm thần. Một trong những rối loạn phổ biến nhất là rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và hội chứng Asperger, bên cạnh đó, những rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và tâm thần phân liệt vẫn có thể ảnh hưởng đến trẻ.

Những trẻ cần dến sự trợ giúp, đặc biệt những trẻ khiếm khuyết về học tập hay thể lý, có thể phải đối mặt với nguy cơ bệnh lý tâm thần cao hơn vì những thách thức đặc biệt mà các em gặp phải trong môi trường học đường và trong cuộc sống. Bản thân các rối loạn tâm lý có thể được xem như là những nhu cầu đặc biệt, chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ trong lớp.

Các giáo viên giáo dục đặc biệt và những nhân viên trường học khác có thể hỗ trợ thúc đẩy sức khỏe tinh thần cho học sinh. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng nâng cao sức khỏe tinh thần không chỉ dừng lại ở việc làm biến mất bệnh tật; nó còn bao gồm việc học cách tự quản lý bản thân và phát triển những chiến lược đối phó khỏe mạnh cho trẻ. Thật vậy, với nhiều trẻ, rối loạn tâm lý chỉ có thể được quản lý chứ không thể chữa lành – nhưng giáo viên có khả năng đem lại những kỹ năng sống cần thiết để trẻ có thể đạt đến tình trạng sức khỏe tinh thần tối đa của mình. Giáo viên có thể giúp hình thành các tác nhân bảo vệ giúp trẻ phòng tránh các bệnh lý tinh thần cũng như minh họa khả năng tự điều hòa để giúp trẻ học cách kiểm soát những triệu chứng.
Đem lại cho trẻ cảm giác “Thuộc về”
Khi bạn được đào tạo trở thành một giáo viên giáo dục đặc biệt, bạn sẽ biết rằng những những trẻ có nhu cầu đặc biệt thường gặp khó khăn với cảm xúc rằng mình “khác thường” với những bạn bè xung quanh. Trẻ có thể sẽ bị cô lập khỏi những hoạt động vui chơi của bạn bè và cảm thấy bị tách ly khỏi xã hội. Đó là lý do việc khuyến khích một văn hóa “thuộc về” trong trường lớp là rất quan trọng.

Mọi người thuộc mọi lứa tuổi sẽ ít có khả năng mắc phải các rối loạn tâm lý hơn nếu họ cảm thấy mình thuộc về một cộng đồng nào đó. Bạn có thể thúc đẩy cảm giác thuộc về thông qua việc chào đón trẻ bằng cách gọi tên trẻ mỗi khi trẻ đến trường hay khi gặp các bạn trong hành lang. Bạn cũng có thể tạo một bản tin lớp học nơi trẻ có quyền chia sẻ những tin vui với nhau, như mới nhận nuôi một chú chó hay em của trẻ vừa ra đời. Khuyến khích cả lớp cùng nỗ lực là một cách để giúp trẻ có nhu cầu đặc biệt cảm thấy mình được hòa nhập với tập thể.
Khen ngợi trẻ vì tất cả những thành công
Những trẻ có nhu cầu đặc biệt thường sẽ cố gắng nếu những thành công của các em được công nhận, và những thành tựu này không nhất thiết chỉ gói gọn trong việc học tập. Bạn cũng cần khuyến khích trẻ mỗi khi trẻ có những hành vi thể hiện ý chí hay sự trưởng thành:
§  Ngồi yên và bình tĩnh mỗi khi cơn lo âu xuất hiện
§  Duy trì khả năng tự kiểm soát khi giận dữ
§  Thể hiện sự trắc ẩn với người xung quanh
§  Giơ tay xin lượt chứ không tự tiện phát biểu
Đừng vạch ra những giới hạn cho các tình huống mà trẻ chỉ cần làm đúng thì sẽ được khen. Nếu bạn cần phải nói chuyện với trẻ có những vấn đề về hành vi, hãy bắt đầu bằng cách bàn luận những đặc điểm và hành vi tích cực của trẻ để trẻ cảm thấy mình được yêu mến và chấp nhận.
Chỉ cho trẻ cách đương đầu với những cảm xúc khó khăn
Trẻ nhỏ chưa biết cách để ứng phó với những cảm xúc khó khăn, đó là lý do vì sao các em thường phải thể hiện ra bên ngoài. Hãy giành thời gian định kỳ để nói chuyện với học trò của bạn về những chiến lược ứng phó với cảm xúc, ví dụ như các bài tập thở hay những kỹ thuật khác. Hãy nói với trẻ về những hoạt động khác trẻ có thể tham gia ngoài giờ học để giải tỏa stress hay để càmt hấy thoải mái hơn mỗi khi có một ngày tồi tệ.

Những trẻ gặp khó khăn với các vấn đề sức khỏe tinh thần hay những khiếm khuyết khác thường rất vất vả để xử lý những cảm xúc như lo âu, sợ hãi, giận dữ hay buồn bã. Là một nhà giáo dục đặc biệt, bạn cần quan sát thật kỹ các em để nhận ra những dấu hiệu cho thấy những cảm xúc trên đang bắt đầu lấn át các bạn. Trẻ có thể sẽ bất ngờ bắt đầu bực tức, cúi đầu xuống hay bắt đầu nói chuyện quá lớn tiếng. Khi bạn nhận ra những dấu hiệu này, hãy hỏi trẻm “Con đang cảm thấy như thế nào?” Nếu trẻ đang gặp khó khăn, thay vì tập trung lo lắng về điều gì khiến trẻ căng thẳng, tốt nhất chúng ta nên giúp trẻ giải tỏa và hỗ trợ trẻ tập trung vào việc giữ bình tĩnh.

Những trẻ có nhu cầu đặc biệt thường có nguy cơ gặp phải các bệnh lý tinh thần cao hơn bạn bè, tuy nhiên giáo viên có để làm nhiều cách để tạo ra một môi trường tích cực cho trẻ. Đừng chỉ dừng ở việc giảm thiểu hay loại bỏ những triệu chứng; hãy dạy trẻ kỹ năng ứng phó với cảm xúc nhằm quản lý những triệu chứng đang có và ngăn ngừa những biểu hiện mới trong tương lai. Đó là một trong những khác biệt quan trọng nhất bạn có thể thực hiện cho học sinh của mình, trong lớp học và trong suốt cuộc đời của trẻ.


Người dịch: Hành lang Tâm lý

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel