Vygotsky và trẻ |
Saul McLeod published 2007 updated 2014
Để hiểu được những học thuyết của Vygotsky về sự phát triển nhận thức, chúng ta cần phải hiểu hai trong số những nguyên tắc chính trong công trình của ông: Người Hiểu biết hơn (More Knowledgeable Other - MKO) và Vùng Phát triển gần nhất (Zone of Proximal Development - ZPD).
MKO được hiểu là khả năng tự giải thích. Khái niệm này đề cập đến một người có hiểu biết hoặc trình độ năng lực cao hơn so với người học đối với một nhiệm vụ, quá trình hay khái niệm mới.
Tuy ngụ ý ám chỉ đến người giáo viên hay người lớn, MKO không nhất thiết chỉ giới hạn trong phạm vi đó. Trong nhiều trường hợp, bạn đồng trang lứa của trẻ hay chính trẻ so với người lớn có thể là những cá nhân có nhiều hiểu biết, kinh nghiệm hơn. Ví dụ, giữa trẻ và cha mẹ, ai là người am hiểu hơn về những ban nhạc tuổi teen, về cách phá màn trò chơi điện tử mới nhất, hoặc làm thế nào thực hiện chính xác điệu nhảy đang rất hot trong thời gian gần đây?
Thực tế, MKO không nhất thiết phải là một người nào cả. Để hỗ trợ nhân viên trong quá trình học tập, một số công ty hiện đang sử dụng hệ thống hỗ trợ công việc điện tử. Các gia sư điện tử này cũng được sử dụng trong hệ thống giáo dục để tạo điều kiện và hướng dẫn học sinh xuyên suốt quá trình học tập. Điểm mấu chốt của MKO là phải có (hoặc được lập trình với) nhiều kiến thức hơn về chủ đề được học so với người học.
Nội dung của MKO có liên quan đến nguyên tắc quan trọng thứ hai trong các tác phẩm của Vygotsky, đó là Vùng phát triển gần – Zone of Proximal Development.
Đây là nội dung then chốt, liên hệ đến sự khác biệt giữa những điều mà trẻ có thể hoàn thành một cách độc lập và những điều mà trẻ có thể đạt được với sự hướng dẫn và khích lệ từ người cộng tác có chuyên môn.
Vùng phát triển gần |
Ví dụ, một đứa trẻ có thể không tự mình giải được câu đố lắp hình (như ví dụ trên) và sẽ mất một khoảng thời gian khá lâu để thực hiện được việc đó. Nhưng trẻ có thể thực hiện được nếu có tương tác với người cha. Từ đó, trẻ sẽ phát triển được kỹ năng này và có khả năng ứng dụng vào những lần chơi lắp hình trong tương lai.
Vygotsky (1978) nhìn nhận ZPD là khu vực mà các hướng dẫn/ chỉ dẫn nhạy cảm nhất cần được cung cấp cho trẻ – điều này cho phép trẻ phát triển những kỹ năng trẻ sẽ tự sử dụng sau này – giúp phát triển các chức năng tinh thần bậc cao hơn.
Vygotsky cũng cho rằng tương tác với bạn cùng trang lứa là cách thức hữu hiệu để phát triển các kỹ năng và chiến lược. Ông khuyến khích các giáo viên, trong phạm vi vùng phát triển gần, sử dụng những bài tập hợp tác, trong đó, trẻ phát triển những năng lực còn yếu với sự giúp đỡ từ những bạn đồng trang lứa có năng lực hơn
Bằng chứng ủng hộ Vygotsky và ZPD
Freund (1990) đã tiến hành một nghiên cứu, trong đó những trẻ tham gia phải quyết định những món nội thất nào nên được đặt trong từng khu vực riêng biệt trong một ngôi nhà búp bê. Một vài trẻ được phép chơi cùng mẹ trong điều kiện tương tự trước khi thử làm một mình (ZPD) trong khi những trẻ khác chỉ được phép thực hiện một mình mà thôi (Học tập khám phá của Piaget)
Freund tìm ra rằng những trẻ được làm việc trước với mẹ (ZPD) có cải thiện đáng kể so với những trẻ lần đầu tiên tự thực hiện nhiệm vụ trên. Kết luận chỉ ra rằng học tập có hướng dẫn trong ZPD đem lại hiểu biết/ khả năng thực hiện tốt hơn so với làm việc một mình (học tập khám phá).
McLeod, S. A. (2007). Lev Vygotsky.
Retrieved from http://www.simplypsychology.org/vygotsky.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét