chia sẻ

TUỔI TÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHÂN CÁCH NHƯ THẾ NÀO?

 
Não bộ và nhân cách

Trái ngược với thành kiến về việc ngừoi cao tuổi hay nhăn nhó, khó tính, nghiên cứu cho thấy chúng ta trở nên tốt bụng hơn khi già đi.


Kết quả này có thể sẽ làm bất ngờ những người tin rằng con người không bao giờ thay đổi. Chúng ta thay đổi – dù là ít hay nhiều.
Nhìn chung, có 3 nét tính cách chính thay đổi tỉ lệ với độ tuổi:
§  Tận tâm hơn (conscientious)
§  Dễ chịu hơn (agreeableness)
§  Và ít Bất ổn hơn (neuroticím).

Nghiên cứu được thực hiện trên chụp hình não bộ của 500 tình nguyện viên. Các nhà khoa học nhận thấy rằng những thay đổi điển hình trong cấu trúc não bộ diễn ra khi con người già đi có liên hệ với những thay đổi về nhân cách.
TS Roberta Riccelli, tác giả của nghiên cứu cho biết:
“Nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ giả thuyết cho rằng, ở một mức độ nào đó, nhân cách có liên hệ với sự trưởng thành của não bộ, một tiến trình phát triển chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các tác nhân di truyền.”

Những thay đổi trong nhân cách cho thấy có sự ảnh hưởng của di truyền được GS Nicola Toschi, đồng tác giả nghiên cứu, giải thích như sau:
“Tất nhiên chúng ta liên tục được định hình bởi môi trường cũng như những kinh nghiệm cá nhân, tuy nhiên mối liên hệ giữa những khác biệt trong cấu trúc não bộ với khác biệt trong nét nhân cách cho thấy gần như chác chắn di truyền là một yếu tố có liên quan.
Điều này cũng đúng với nhận định cho rằng các nét nhân cách có thể được phát hiện sớm trong tiến trình phát triển, ví dụ từ tuổi mẫu giáo hay sơ sinh”
TS Luca Passamonti, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết:
“Việc liên hệ cách thức cấu trúc não bộ tương tác với các nét nhân cách là bước quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết của chúng ta về mối quan hệ giữa hình thái não bộ và cảm xúc, nhận thức hay các rối loạn hành vi
Chúng ta cũng cần có nhiều hiểu biết hơn về mối quan hệ giữa cấu trúc não và chức năng hoạt động ở những người khoẻ mạnh nhằm tìm ra những gì tạo nên sự khác biệt nơi những người có các rối loạn tâm-thần-kinh.”
Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Social Cognitive and Affective Neuroscience (Riccelli et al., 2016).


Dịch: Hành Lang Tâm Lý

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel