Cơ chế tâm lý bên dứoi việc tặng quà |
Elizabeth Landau
Không ít người hiện vẫn không biết phải tặng bạn bè và gia đình điều gì trong dịp Giáng Sinh này. Vì vậy, chúng tôi đã tham khảo các tâm lý gia về việc làm thế nào để có được một món quà “ý nghĩa”, nhất là dựa trên cách đầu óc của chúng ta hoạt động.
Không có nghiên cứu nào có thể xác định được một món quà “chính xác” tuyệt đối. Đồng thời, do các nghiên cứu về việc tặng quà cũng khá hạn chế nên cũng không có bất kỳ hướng dẫn “an toàn” nào trong việc thể hiện tấm lòng của bạn. Tuy nhiên, các chuyên gia có thể đem lại một số gợi ý về những cơ chế diễn ra đằng sau hành động tặng quà mà bạn có thể tham khảo trong mùa Giáng Sinh này.
Món quà bằng trải nghiệm vs. hiện vật
Nghiên cứu tâm lý (link) cho thấy trải nghiệm sẽ khiến chúng ta hạnh phúc hơn vậy chất. Lý do là vì khi bạn quen với việc hàng ngày nhìn thấy những món đồ bạn sở hữu, sự thích thú ban đầu sẽ dần biến mất. Trải nghiệm, ngược lại, vẫn khiến ch bạn cảm thấy vui thích mỗi khi nghĩ về chúng.
Ryan Howell, phó giáo sư tại ĐH Bang San Francisco, đã chủ nhiệm một loạt các nghiên cứu cho thấy khi chúng ta nghĩ về những thứ mình mới mua cho bản thân, chúng ta thường cảm thấy thoả mãn hơn khi những thứ đó được chúng ta xem là trải nghiệm. Điều này diễn ra ngay trong thời điểm mua hàng và cả sau khi trải nghiệm đã kết thúc.
Điều này tương tự với một nghiên cứu vào năm 2003: “Thực hiện hay sở hữu: đó mới là câu hỏi” (link) do Leaf Van Boven và Thomas Gilovich thực hiện. Theo khảo sát từ những người tham gia, nghiên cứu này cũng cho thấy chúng ta thường hạnh phúc với việc mua sắm trải nghiệm nhiều hơn việc mua sắm hiện vật.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu điều này có đúng với mọi kiểu quà tặng hay không. Gilovich cho rằng bản thân tặng và nhận quà đã là một trải nghiệm, và món quà hiện vật mà bạn nhận được có thể có những giá trị tình cảm tăng dần theo thời gian và trở thành một kỷ vật.
Bạn cũng có thể có một món quà hay nếu bạn cho thấy mức độ bạn hiểu biết về người nhận quà và tặng họ một trải nghiệm thể hiện sự thông hiểu đó. Howell nhớ rằng mẹ của ông hay thích thêu thùa nên ông đã tặng bà một chuyến nghỉ dưỡng kết hợp các hoạt động thêu thùa.
“Chìa khoá nằm trong sự kết nối với người đối diện”, Howell kết luận.
Tặng món quà mà người kia mong muốn
Bạn có thể rất thích thú việc suy nghĩ lựa chọn món quà “hoàn hảo” cho ai đó. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy chúng ta có thể bị chính suy nghĩ trên làm lạc hướng.
Yan Zhang và Nicholas Epley năm 2012 đã viết một nghiên cứu trên tạp chí Experimental Psychology (link) chứng minh luận điểm trên. Những người tham gia thường cân nhắc xem họ có thích món quà họ đinh tặng hay không. Và họ chỉ cân nhắc đến suy nghĩ của người nhận khi họ cảm thấy không thích món quà đó – ví dụ, họ có thể nghĩ người nhận sẽ đặt câu hỏi tại sao người tặng lại có thể hình dung một món quà ‘vô duyên’ đến thế?
Dồn sức suy nghĩ về món quà có thể có chức năng phòng vệ đối với người tặng, giáo sư Epley tại trường Kinh doanh, ĐH Chicago, cho biết. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc làm tăng sự thích thú của người nhận đối với món quà.
“Nếu bạn muốn tìm ra một món quà khiến người khác hạnh phúc, món quà khiến họ cảm thấy thật sự trân quý, hãy tặng những gì mà họ muốn.”
Epley ghi nhận, ngừoi tặng quà có được nhiều lợi ích hơn người nhận thông qua việc suy nghĩ về món quà.
“Cách thức suy nghĩ về món quà khiến cho ngừoi tặng qua cảm thấy gần gũi hơn với người nhận”
Lựa chọn an toàn?
Dan Ariely, giáo sư tâm lý học và kinh tế học hành vi tại ĐH Duke, mong muốn chúng ta mạo hiểm hơn trong việc lựa chọn quà tặng.
Khi chúng ta không biết phải tặng ai đó mó quà gì, chúng ta hay có xu hướng tặng những món quà không lưu giữ được lâu như hoa hay sô-cô-la. Chúng không quá chiếm chỗ và nếu người nhận không thích thì cũng không có vấn đề gì quá lớn, Ariely cho biết. Bạn sẽ không phải chịu quá nhiều trách nhiệm nếu mọi việc không như mong muốn.
Nhưng nếu bạn muốn tạo ấn tượng tốt với người kia, có lẽ sẽ tốt hơn nếu bạn mạo hiểm và lựa chọn món quà nào đó thật sự nổi bật.
“Hãy thử tặng món quà mà ngừoi kia không nghĩ đến việc sẽ tự mua cho bản thân họ,” Ariel nhận xét.
Ví dụ, năm nay, Ariely tặng những món quà như tai nghe hay bút chất lượng cao, những món đồ hơi xa xỉ một chút nhưng hữu dụng và mọi ngừoi thường ít khi tự mua cho bản thân. Ông cũng tặng những chiếc nón và giày “độc”, những món đồ mà ngừoi lớn không phải lúc nào cũng cảm thấy thoải mái khi mua chúng.
Tuy nhiên, Epley vẫn cẩn trọng khi cho rằng việc tặng người kia chính xác món quà mà họ muốn vẫn có thể khiến họ thấy hạnh phúc hơn.
“Chúng tôi phát hiện rằng, trực giác của chúng ta trong việc tặng quà thường không chính xác.”
Thẻ quà tặng hay tiền mặt
Ariely cho rằng, trong cuộc sống thường nhật, nhiều món đồ thường đi kèm với cảm giác có lỗi. Nếu bạn tặng ngừoi khác tiền mặt hay thẻ quà tặng có thể dùng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, họ thường có xu hướng sử dụng chúng để mua sắm nhu yếu phẩm, trả tiền xăng, điện nước hay những thứ có vẻ trông không giống “quà tặng”.
Ariely cho rằng nếu bạn tặng những thẻ quà tặng chỉ dung được trong một số cửa hàng, nhà hàng hay dịch vụ giải trí nhất định, chúng có thể giúp loại bỏ cảm giác có lỗi nơi người nhận trong việc sử dụng tiền để tưởng thưởng cho bản thân. Thực tế, bạn đang giúp người nhận quà tạo nên những trải nghiệm mới bằng cách “dụ” họ đi những nơi hay mua những thứ mà bình thường họ không nghĩ đến.
Phiếu đi spa là một ví dụ cụ thể. “Nếu bạn sử dụng những thứ mà thông thường bạn không cho phép bản thân trải nghiệm, nó sẽ có giá trị hơn nhiều,” Ariely kết luận.
Đàn ông vs Phụ nữ
Có một số nghiên cúu cho rằng cách đàn ông và phụ nữ nhìn những món quà khá khác nhau. Jeff Huntsinger, giáo sư tâm lý tại ĐH Loyola Chicago, cùng đồng sự đã thực hiện một nghiên cứu về Nhận thức Xã hội (link) vào năm 2008 nhằm tìm hiểu các món quà ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ.
Các nhà nghiên cứu thực hiện một loạt các thực nghiệm trên cả đàn ông và phụ nữ, trong đó ngừoi tham gia được hướng dẫn để tin rằng họ đang nhận một món quà ‘tệ’ từ người yêu của mình. Sau đó, người tham gia sẽ nhận xét về người yêu và mối quan hệ của họ.
Kết quả cho thấy, bất kể món quà ra sao, phụ nữ thường tin rằng bạn trai của họ vẫn có nhiều điểm tương đồng với họ và mối quan hệ sẽ bền vững lâu dài. Trong khi đó, đàn ông lại có nhiều phản ứng tiêu cực hơn đối với những món quà ‘tệ’, họ sẽ cho rằng giữa hai người có nhiều điểm khác biệt và dự đoán mối quan hệ sẽ sớm kết thúc.
Đây chỉ là một nghiên cứu đơn lẻ và kết quả không nên được khái quát hoá lên tất cả mọi tình huống. Huntsinger cũng chưa chắc về những ứng dụng của nghiên cứu này. Nhưng có lẽ với những món quà bình thường, phụ nữ sẽ phản ứng ít tiêu cực hơn đàn ông khi nhận những món quà họ không mong muốn. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để đi tới kết luận chắc chắn hơn.
“Một điểm thú vị về các món quà là nó có thể được xem như là dấu hiệu cho thấy chúng ta hiểu rõ người kia đến đâu” Huntsinger nhận xét.
Làm cho mọi người hạnh phúc
Theo Ariely, việc xác định xem bạn đang cố gắng làm cho ai hạnh phúc khi bạn tặng quà là rất quan trọng. Nếu đó là cho người nhận thì hãy tặng món quà mà người kia thích nhất. Nếu mục tiêu là khiến bạn cảm thấy vui, hãy tặng món quà khiến bạn cảm thấy hài lòng. Và chất lượng của mối quan hệ là điều bạn quan tâm nhất, hãy nghĩ: Ngừoi nhận sẽ nhớ và nghĩ đến bạn trong những trường hợp nào?
Nếu bạn mua nhiều món quà cho cùng một người, như vợ/chồng hay con bạn, bạn có thể thử trộn lẫn những món quà mà ngừoi kia yêu cầu và những món quà “bất ngờ”, Epley chia sẻ. Tuy nhiên ông không mấy lạc quan với những món quà bất ngờ.
"Chỉ khi nào bạn công nhận những món quà là giành cho ngừoi nhận, và cũng là giành cho chính bạn, thì tôi nghĩ lúc đó mọi việc mới hợp lý. Và đừng thất vọng nếu người nhận không phản ứng như mong đợi của bạn.”
Dịch: HÀNH LANG TÂM LÝ
Nguồn dịch: http://edition.cnn.com/2012/12/21/health/psychology-holiday-giving/