chiêu thức bán hàng hiện đại

chiêu thức bán hàng

chia sẻ

CHỤP HÌNH QUÁ NHIỀU ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN KÝ ỨC CỦA CHÚNG TA?

Ký ức kỹ thuật số

22/05/2014

Rebecca Woolf, một blogger tại Los Angeles, hay chia sẻ các bài viết của mình như một cánh cửa giới thiệu cuộc sống gia đình của mình đến với mọi người. Thông thường, cô chụp và đăng rất nhiều hình của bốn đứa con của mình. Cô nói rằng mình đã chụp hàng ngàn tấm hình khác nhau từ khi đứa con đầu lòng của cô ra đời. Cô cũng nhớ khoảnh khắc khi cô chợt nhần ra mình bị cuốn vào vòng xoáy ký ức số ra sao.

"Tôi nhớ mình đang đi trong công viên, tôi nhìn xung quanh…và thấy mọi người ai cũng chăm chăm dùng điện thoại… nhưng họ không chụp hình, họ chỉ cầm như đang chụp mà thôi”, cô nhớ lại.

"Cảm giác của tôi như ‘Trời, nó trông như thế này sao?’. Ngay cả khi nếu đó là máy chụp hình thì đó vẫn là cách mọi người nhìn mình sao?... Liệu mai này các con tôi có nghĩ về tôi như một người suốt ngày chỉ đứng đằng sau chiếc máy ảnh không?”

Hiện tại, Woolf vẫn hay chụp hình, nhưng cô cố không để chiếc máy ảnh xen vào ngay giữa những khoành khác quan trọng.

Tác động lên Ký ức Tuổi thơ
Vậy việc cha mẹ chụp hàng trăm tấm ảnh – từ một chiếc răng con cho tới từng giai đoạn tập đi…vệ sinh – sẽ ảnh hưởng như thế nào tới trí nhớ của con trẻ?
Maryanne Garry, giáo sư tâm lý tại ĐH Victoria ở Wellington, New Zealand, đang cố gắng tìm lời giải đáp cho câu hỏi này. Hàng năm trời, bà đã nghiên cứu tác động của việc chụp ảnh lên ký ức tuổi thơ của chúng ta.
"Tôi nghĩ rằng vấn đề nằm ở chỗ mọi người đang mất dần sự hiện diện của mình chính trong khoảnh khắc đó”, bà cho biết.
Những cha mẹ đang chụp hình trong công viên thực chất đang ít chú ý đến khoảnh khác đó hơn bởi lẽ họ phải chú tâm vào hành động chụp hình.
“Họ sẽ có hàng ngàn tấm hình, rồi họ sẽ vứt nó váo xó xỉnh nào đấy và chẳng xem lại chúng là bao, lý do là quá khó để đánh dấu và sắp xếp tất cả những tấm hình đó. Đối với tôi, đó có vẻ như là một sự mất mát”

Đó không chỉ là mất mát với cha mẹ mà còn là với con cái.

“Nếu cha mẹ từ bỏ một phần vai trò là người lưu giữ ký ức cho con cái, họ cũng đang từ bỏ vai trò là một trong những người chủ yếu giúp con cái học cách chia sẻ về những trải nghiệm của mình,” bà cho biết.
Chụp hình càng nhiều, trải nghiệm càng ít
Gỉa thuyết về vấn đề này đã khiến tâm lý gia Linda Henkel phải suy nghĩ rất nhiều. Cha của cô là một nhà nhiếp ảnh và cô muốn tìm hiểu cách thức hình ảnh định hình ký ức của chúng ta ra sao.

Henkel là nhà nghiên cứu về trí nhớ của con người tại ĐH Fairfield, Connecticut. Cô tiến hành thưc nghiệm bằng cách đưa một nhóm sinh viên đến bảo tàng nghệ thuật của trường. Các sinh viên sẽ quan sát một số các tác phẩm và chụp hình một số khác. Sau đó, họ sẽ làm một trắc nghiệm về trí nhớ khi về lại phòng thực nghiệm.

Henkel nhận thấy hiện tượng mà cô gọi là “hiệu ứng khiếm khuyết do chụp hình”.
"Thực chất các nghiệm thể ghi nhớ ít hơn và kém chi tiết hơn những đối tượng mà họ chụp hình. Ví dụ, cánh tay của pho tượng có vị trí như thế nào, bức tượng đội gì trên đầu. Họ sẽ ít nhớ các chi tiết hơn nêú họ chụp hình các tác phẩm so với khi họ chỉ nhìn chúng,” cô nói.
Henkel cho rằng trí nhớ của sinh viên bị tác động do họ phụ thuộc vào sự hỗ trợ ghi nhớ từ bên ngoài, điều này có nghĩa là trong tiềm thức, họ tin rằng máy ảnh sẽ ghi nhớ chi tiết giùm họ.
"Ngay khi bạn bấm nút chụp chính là lúc bạn gửi trí nhớ của mình cho bên ngoài. Mỗi khi chúng ta … tin vào những thiết bị ghi nhớ bên ngoài, chúng ta đang lấy đi một loại xử lý nhận thức tinh thần có thể giúp chúng ta thật sự tự mình ghi nhớ những ký ức đó.”
Chụp ảnh Định tâm (Mindful Photography)
Henkel cho rằng việc nghĩ chụp ảnh như một cách ghi nhớ cũng là sai lầm. Hình ảnh sẽ vẫn như vậy mỗi khi bạn xem lại nhưng ký ức thì sẽ thay đổi theo thời gian. Henkel liên hệ tới việc sử dụng hình ảnh để ghi nhớ thời phổ thông.
"Mỗi lần tôi nhớ lại thời phổ thông, tôi thường tô vẽ và thay đổi những ký ức của mình tuỳ thuộc vào cách nhìn của bản thân lúc hiện tại – tuỳ vào những tư tưởng mới tôi có hay những điều mà tôi học được sau này. Trí nhớ của con người có tính năng động hơn hình ảnh rất nhiều.”
Tuy vậy, Henkel vẫn không muốn mọi người ngưng chụp ảnh. Đó vẫn là công cụ hữu dụng đem lại những “manh mối gợi nhớ phong phú” cho tương lai. Thay vào đó, cô mong mọi người có thể định tâm bản thân nhiều hơn mỗi khi chụp ảnh.

"Công nghệ mới sẽ không thực hiện chức năng lưu giữ trí nhớ nếu bạn không tiến thêm một bước, thật sự nhìn vào những bức hình và khơi dậy những ký ức trong chúng.”


Link: http://www.npr.org/2014/05/22/314592247/overexposed-camera-phones-could-be-washing-out-our-memories

Dịch: Hành Lang Tâm Lý 

NHỮNG NGỪOI THIẾU TIN TƯỞNG VÀO BẢN THÂN THƯỜNG KÉO DÀI CÁC MỐI QUAN HỆ KHÔNG HẠNH PHÚC

Tại sao một số người kéo dài các mối quan hệ không hạnh phúc
Theo một nghiên cứu mới của ĐH Waterloo, những ngừoi kém tin tưởng vào bản thân thường hay chấp nhận kéo dài các mối quan hệ không hạnh phúc.
Họ thường né tránh việc than phiền về mối quan hệ với người yêu vì sợ bị chối bỏ.
“Có suy nghĩ cho rằng những người kém tự tin thì hay tiêu cực và than vãn nhiều hơn,tác giả nghiên cứu, Megan McCarthy, cho biết.Tuy điều này đôi khi có thể xảy ra, nghiên cứu của chúng tôi lại cho thấy, trong các mối quan hệ tình cảm, những người kém tin tưởng vào bản thân lại thường hay tránh né việc đề cập tới các vấn đề.
Nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng trong việc tìm hiểu cách thức giao tiếp giúp cải thiện đời sống tình cảm của mọi người.
“Nếu người yêu của bạn không muốn trao đổi cởi mở và trung thật về mối quan hệ, có thể không phải vì họ không quan tâm nhưng có thể họ cảm thấy thiếu an toàn và sợ bị tổn thương.
Trong nghiên cứu về giao tiếp trong các mối quan hệ của mình, McCarthy đã kiểm chứng tác động của việc thiếu tự tin lên quan hệ tình cảm. Chúng tôi nhận thấy những người có cách nhìn tiêu cực về bản thân thường hay nghi ngờ và lo lắng về mức độ quan tâm mà người khác giành cho mình. Điều này có thể khiến họ hay có các hành vi phòng vệ và tự bảo vệ bản thân nhiều hơn, vi dụ như tránh né việc đối đầu, McCarthy cho biết.
Kết quả cho thấy việc tránh né đề cập đến những quan ngại có thể xuất phát từ việc sợ hãi những hệ quả tiêu cực. Những người kém tự tin thường tin rằng việc lên tiếng sẽ đồng nghĩa với nguy cơ bị người yêu từ bỏ và làm tổn hại đến mối quan hệ, kết quả là dẫn đến mức độ kém hài lòng về mối quan hệ cao hơn.
“Chúng ta có thể tưởng rằng giữ im lặng, theo kiểutha rồi quên, là một cách đáp trả mang tính xây dựng, nó chắc hẳn là một cách tích cực nếu chúng ta cảm thấy không quá khó chịu về vấn đề, Tuy nhiên, khi mối quan hệ của bạn có vấn đề nghiêm trọng, không đề cập trực tiếp đến các vấn đề trên có thể khiến nhiều thứ bị huỷ hoại
McCarthy cùng các cộng sự đang dự tính có nghiên cứu thứ hai tìm hiểu về cách thức làm tăng cảm giác ảnh hưởng của người kém tự tin sẽ thúc đẩy chia sẻ cởi mở hơn như thế nào.
“Chúng ta đều biết rằng mối quan hệ đóng kín có thể sẽ gây ra nhiều khó khănMcCarthy chia sẻ Vậy, vấn đề mấu chốt nằm ở việc chúng ta sẽ hành động như thế nào khi cảm thấy không hài lòng với ngừoi bạn của mình


TRẺ HỌC TẬP QUA BIỂU CẢM NHƯ THẾ NÀO?

Trẻ và biểu cảm của người lớn

THE CONVERSATION 30/01/2016

Gương mặt và biểu cảm có khả năng tác động rất lớn lên con người. Nếu gương mặt thân thiện khiến chúng ta cảm thấy ấm áp và vui vẻ thì ngược lại, gương mặt thù địch dẫn đến sợ hãi và tức giận.
Vậy khi còn nhỏ, chúng ta học cách nhận biết gương mặt và biểu cảm ra sao? Và các bậc cha mẹ sẽ rút ra được bài học gì khi biết được các tín hiệu qua nét mặt của mình hàm chứa một lượng thông tin rất lớn đối với trẻ?
Với tư cách là một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về sự phát triển cảm xúc, tác giả bài viết đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu cách thức trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhận biết gương mặt và biểu cảm qua nét mặt. Trẻ sơ sinh cho thấy có khả năng đặc biệt trong việc nhận biết các gương mặt khác nhau của người mẹ chỉ vài tiếng sau khi sinh.
Tầm quan trọng của gương mặt với trẻ nhỏ
Nhiều thập kỷ nghiên cứu trong nhiều phòng thực nghiệm khác nhau cho thấy gương mặt vốn đã có vai trò rất đặc biệt với trẻ sơ sinh từ ngay khi trẻ ra đời.
Để chỉ ra điều này, các nhà nghiên cứu cho trẻ mới sinh được chín phút nhìn vào hai bảng hình, một hình gương mặt bình thường và một hình với gương mặt nhăn nhó. Sau đó các nhà nghiên cứu di chuyển các tấm bảng trên ngang đường tầm mắt. Họ nhận thấy rằng trẻ sơ sinh nhìn theo tấm hình gương mặt bình thường lâu hơn hình gương mặt nhan nhó.

Vài tiếng đồng hồ sau, trẻ sinh tiếp tục có khả năng phân biệt dược gương mặt của mẹ và người lạ. Các bé sẽ nhìn vào các tấm hình có gương mặt của mẹ lâu hơn hình khuôn mặt các phụ nữ khác.

Và chỉ trong vòng vài ngày kế tiếp, các bé sẽ học cách phân biệt các biểu lộ cảm xúc khác nhau trên gương mặt như vui, buồn và ngạc nhiên.

Vài tháng sau đó, gương mặt sẽ trở thành kích thích ưa thích nơi trẻ, các em sẽ học biết nhiều hơn và trở nên thành thục hơn trong việc nhận diện gương mặt của người thân.

Những phản ứng với biểu cảm trên sẽ tiếp tục phát triển khi trẻ lớn lên. Vào lúc 5 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu học cách nối hình ảnh biểu cảm gương mặt với cung giọng phù hợp. Đến 5 tuổi, trẻ sẽ có khả năng nhận biết và gọi tên biểu cảm gần bằng khả năng của người lớn.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa khẳng định được lý do vì sao trẻ học biết về gương mặt nhanh như vậy. Một số cho rằng trẻ nhỏ có đặc điểm sinh học giúp nhận diện khuôn mặt ngay từ khi sinh ra. Một số khác cho rằng chính khối lượng lớn kinh nghiệm với các gương mặt mà mà trẻ có đã giúp thúc đảy tốc độ học tập của trẻ.

Một số lại lý giải bằng cách trung hoà hai tiếp cận trên, họ chỉ ra rằng trẻ sơ sinh không bị thu hút đặc biệt bởi gương mặt mà thay vào đó chỉ là thích nhìn các hình ảnh có phần trên lớn hơn các phần còn lại. Điều này khiến các gương mặt trở nên có sức hút với trẻ ngay từ khi còn nhỏ, chỉ sau khi trẻ có nhiều kinh nghiệm nhìn các gương mặt khác nhau, các em mới thất sự bị các gương mặt “thật” thu hút.

Học tập qua gương mặt trước các tình huống mới
Khả năng nhận biết biểu cảm trở nên công cụ học tập rất quan trọng lúc trẻ từ 6 -12 tháng.
Khoảng 12 tháng tuổi, trẻ sẽ biết mình có thể sử dụng thông tin từ gương mặt của người khác để hình dung cách trẻ phản ứng với các tình huống mới – đặc biệt với gương mặt của người mẹ.
Ví du, khi lần đầu học bò hay học đi, trẻ có thể sẽ phải đối mặt với những chướng ngại nguy hiểm, lúc đó các em sẽ nhìn biểu cảm trên gương mặt của mẹ để tìm kiếm sự hỗ trợ. Trẻ chỉ thử vượt qua khi người mẹ mỉm cười khích lệ, nếu mẹ không đồng ý thì các em sẽ làm điều ngược lại.

Tương tự, trẻ sẽ tránh một số món đồ chơi nếu người mẹ biểu hiện gương mặt sợ hãi. Tuy nhiên, các em sẽ vui vẻ lại gần món đồ chơi nếu mẹ mỉm cười.

Hạn chế lựa chọn
Khả năng nhận diện gương mặt và biểu cảm này có giá trị rất lớn với trẻ. Tuy nhiên, điều này cũng khiến trẻ phát triển thái độ đồng thời làm mất khả năng nhận diện với một số khuôn mặt.
Ví dụ, một thời gian ngắn sau khi ra đời, trẻ sẽ có xu hướng nhìn vào các gương mặt được người lớn đánh giá là “hấp dẫn” nhiều hơn các khuôn mặt “không hấp dẫn”.
Thậm chí trẻ một tuổi còn có khác biệt trong hành vi với những người có gương mặt hấp dẫn, các em sẽ cười và chơi với những ngừơi hấp dẫn nhiều hơn người không hấp dẫn.

Chưa hết ngạc nhiên, trẻ còn thích các gương mặt cùng chủng tộc với mình hơn những chủng tộc khác vào lúc 3 tháng tuổi và bắt đầu gặp khó khăn trong việc phân biệt các gương mặt khác nhau thuộc chủng tộc khác vào lúc 9 tháng.

Các nhà nghiên cứu gọi hiện tượng này là “hạn chế tri giác”: bộ não của trẻ sơ sinh sẽ đủ linh hoạt để phân biệt sự khác nhau giữa các khuôn mặt (kể cả với các chủng tộc khác) ngay sau khi sinh.
Nhưng khi trở nên thông thạo hơn trong việc nhận diện các khuôn mặt quen thuộc, trẻ sẽ mất khả năng phân biệt các gương mặt khác lạ so với những gương mặt trẻ thân quen nhất. Nói cách khác, trẻ sẽ bắt đầu gặp khó khăn trong việc quyết định liệu 2 gương mặt thuộc chủng tộc khác là của cùng một người hay của hai ngừoi khác nhau.

Bạn muốn thể hiện gương mặt nào?
Tin vui là việc tiếp xúc mỗi ngày với những ngừoi thuộc các chủng tộc khác có thể giúp xoá bỏ hiệu ứng này.
Ví dụ, nếu trẻ sống trong một khu xóm có nhiều chủng tộc cùng sinh sống, trẻ sẽ vẫn giữ được khả năng phân biệt các gương mặt. Tương tự, nếu trẻ tiếp xúc mỗi ngày với hình ảnh của những ngừoi thuộc các chủng tộc khác, trẻ vẫn giữ được khả năng trên.
Hệ quả của hiện tượng “hạn chế tri giác” này vẫn có thể được đảo ngược thậm chí sau khi trẻ đã sáu tahngs tuổi.
Vì thế giới của trẻ chứa đầy những sự mơ hồ nên gương mặt của những ngừoi thân quen sẽ là nguồn thông tin quan trọng để trẻ nhận biết điều gì là nguy hiểm và điều gì là an toàn; điều gì đem đến niềm vui và điều gì đem lại sự sợ hãi.

Trẻ nhỏ là chuyên gia trong việc nhận diện và học tập biểu cảm gương mặt. Vì thế, gương mặt nào bạn muốn thể hiện khi có trẻ ở gần mình là một câu hỏi thật sự cần được suy xét kỹ lưỡng.
Link: http://www.psypost.org/2016/01/heres-how-infants-learn-from-facial-expressions-40577
Dịch: Hành Lang Tâm Lý


 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel