chia sẻ

MÔI LIÊN HỆ GIỮA VIỆC TRẺ THƯỜNG XUYÊN GẶP ÁC MỘNG VỚI CÁC TRIỆU CHỨNG LOẠN THẦN KHI TRƯỞNG THÀNH

Trẻ thường xuyên gặp ác mộng

ĐH WARWICK 19/5/2015
Trong một nghiên mới đây được công bố trên tạp chí British Journal of Psychiatry, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Đơn vị Sức khỏe Tâm thần thuộc Trường Đại học Y Warwick đã chứng minh việc thường xuyên gặp ác mộng lúc nhỏ, vào cả hai giai đoạn 2-9 tuổi và 12 tuổi đều có tương quan ý nghĩa với khả năng trải nghiệm các triệu chứng loạn thần vào năm 18 tuổi.  
ĐH Warwick dẫn đầu một nhóm nghiên cứu, bao gồm các nhà khoa học đến từ ĐH College London, ĐH Cardiff, ĐH Bristol và ĐH Kings London, đã tìm hiểu 4060 nghiệm thể sinh tại Anh. Nhóm nghiên cứu đã hỏi các bậc phụ huynh về tần suất trẻ gặp ác mộng từ lúc 2 đến 9 tuổi. Sau đó, các nhà khoa học phỏng vấn nghiệm thể để đánh giá tần suất gặp ác mộng, hoảng sợ ban đêm và mộng du vào năm 12 tuổi cùng các triệu chứng loạn thần năm 18 tuổi.
Vào năm 12, 24.9% nghiệm thể cho biết có gặp ác mộng trong vòng 6 tháng trở lại và trong toàn bộ mẫu nghiên cứu, 7.9% cho thấy có các triệu chứng loạn thần sau này. Đối với những nghiệm thể gặp ác mộng, tỉ lệ có triệu chứng loạn thần tăng gấp đôi.
Chủ nhiệm nghiên cứu, TS Andrew Thompson, cho biết: “Việc các triệu chứng lo âu và trầm cảm đóng vai trò tạo nên hiện tượng rối loạn giấc ngủ có thể giúp giải thích kết quả trên. Trải nghiệm các sự kiện căng thẳng cũng có thể đóng vai trò quan trọng, đồng thời có liên hệ đến việc xuất hiện ác mộng và các triệu chứng loạn thần vào cuối tuổi nhỏ.”
TS Thompson cho biết, nghiên cứu chỉ ra cách nhìn ác mộng và hoảng loạn ban đêm theo một hướng khác, đồng thời có thể hỗ trợ công việc của các nhà chuyên môn hay người chăm sóc.
Ông chia sẻ: “Có thể đối với một vài cá nhân, ác mộng và hoảng loạn ban đêm chẳng có liên hệ gì đến tình trạng tâm bệnh sau này. Tuy nhiên, đối với những người có các nguy cơ như gia đình có tiển sử tâm thần hay đã gặp những sang chấn trong quá khứ do người lớn hay bạn bè gây nên, những vấn đề về giấc ngủ trên có thể có tầm quan trọng khá lớn và giúp cảnh báo những vấn đề tâm bệnh hay sang chấn chưa được nhận diện.”
TS Thompson cho rằng tuy cần có thêm nhiều nghiên cứu nhưng những kết quả ban đầu này cho thấy các rối loạn giấc ngủ như việc thường gặp ác mộng ở trẻ em có thể là một chỉ báo nguy cơ về khả năng phát triển các triệu chứng và những rối loạn tâm thần.
Các bạn có thể tự do chia sẻ và sử dụng bài viết (cũng như bài dịch) này với mục đích phi thương mại với điều kiện ghi rõ nguồn là từ Psy Post (và nguồn dịch là Hành lang Tâm lý). Việc sử dụng bài viết và bản dịch này trên mạng cần phải có đường dẫn về trang bài viết của Psy Post http://www.psypost.org/2015/05/persistent-nightmares-in-childhood-could-be-linked-to-psychotic-experiences-in-later-life-34440 và đường dẫn bài dịch http://hanhlangtamly.blogspot.com/2015/08/van-de-tre-thuong-xuyen-gap-ac-mong.html. Những ngoại lệ khác với mục đích thương mại cần có phép bằng văn bản của Psy Post và thông báo cho người dịch.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel