chia sẻ

LIỆU CHÚNG TA CÓ KHẢ NĂNG THAY ĐỔI NHÂN CÁCH THEO Ý MUỐN CỦA MÌNH?

Thay đổi tính cách
Dưới đây là 3 điểm về nhân cách mà mọi người mong muốn thay đổi nhất:
§  87% người được khảo sát muốn hướng ngoại nhiều hơn.
§  89% người được khảo sát muốn dễ chịu hơn.
§  97% người được khảo sát muốn tận tâm hơn (Hudson & Fraley, 2014).

Nghiên cứu sử dụng trắc nghiệm nhân cách “Big Five” – bao gồm các yếu tố: sự tận tâm (conscientiousness), tâm lý bất ổn (neuroticism), tính dễ chịu (agreeableness), hướng ngoại (extraversion) và tính cởi mở (openness)

Không có gì ngạc nhiên khi những nét tính cách trên, dù đúng dù sai, là những nét được xã hội đánh giá cao.
Xã hội thường “muốn” mọi người dễ chịu, quãng giao và chăm chỉ.
Vậy liệu việc thay đổi nhân cách là có khả thi hay không?
Nói một cách ngắn gọn, chúng ta có thể thay đổi (một chút).
Một nghiên cứu vừa được công bố trên Journal of Personality and Social Psychology đã khảo sát mong muốn thay đổi nhân cách của những người tham gia (Hudson & Fraley, 2015).
Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu cho biết mục tiêu thay đổi của họ và tham gia trắc nghiệm đánh giá nhân cách hàng tuần.
Nhiều người mong muốn bản thân trở nên dễ thương, giao tiếp xã hội và tận tâm hơn.
Và sau 16 tuần nghiên cứu, nhiều người cũng đạt được những tiến triển khiêm tốn về mục tiêu của mình.

Tuy nhiên, sẽ rất khó cho mọi người nếu mục tiêu của họ quá rộng.
Ví dụ, tự nhủ rằng “tôi sẽ trở nên quãng giao hơn” thường sẽ không hiệu quả.
Nếu muốn tạo ra thay đổi, bạn cần lên kế hoạch rất cụ thể cách thức hành xử trong từng tình huống.
Ví dụ, nếu bạn muốn giao tiếp xã hội tốt hơn, bạn nên tự nhủ: “Nếu tôi thấy một người quen, tôi sẽ đến và chào họ.”
Tác giả nghiên cứu kết luận:
“Các nghiên cứu này cho thấy con người có khả năng thay đổi những nét nhân cách mà họ tự đánh giá về bản thân thông qua những cách thế tự họ nghĩ ra, đồng thời các nghiên cứu cũng thể hiện những bước đi đầu tiên nhằm thông hiểu các tiến trình cho phép con người thực hiện điều đó.”
Tiến trình thay đổi cũng rất thú vị.
Nghiên cứu cho thấy những hành vi mới mà nghiệm thể mong muốn học được thường dẫn tới những thay đổi trong cách họ nhận diện bản thân.

Nói cách khác: chúng ta giả vờ cho đến khi đạt điều ta mong muốn. Rồi sau đó ta thay đổi cả cách chúng ta nhìn nhận bản thân.
Những thay đổi về hình ảnh bản thân sau đó lại tiếp tục thúc đẩy những hành vi phù hợp với thay đổi nhân cách mà ta hướng tới.
Điều này tạo ra một vòng tròn lặp lại.
Dù những thay đổi vẫn còn khá nhỏ, song là do nghiên cứu chỉ được tiến hành trong vài tháng.
Liệu nếu việc thay đổi nhân cách tiến hành trong nhiều năm trời thì bạn có thể hình dung kết quả sẽ như thế nào?
Các bạn có thể tự do chia sẻ và sử dụng bài viết (cũng như bài dịch) này với mục đích phi thương mại với điều kiện ghi rõ nguồn là từ Psy Blog (và nguồn dịch là Hành lang Tâm lý). Việc sử dụng bài viết và bản dịch này trên mạng cần phải có đường dẫn về trang bài viết của Psy Blog http://www.spring.org.uk/2015/06/tested-whether-you-can-change-your-personality-at-will.php và đường dẫn bài dịch http://hanhlangtamly.blogspot.com/2015/11/lam-sao-thay-doi-nhan-cach.html .Những ngoại lệ khác với mục đích thương mại cần có phép bằng văn bản của Psy Blog và thông báo cho người dịch



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel