chiêu thức bán hàng hiện đại

chiêu thức bán hàng

chia sẻ

TÍNH CÁCH NÀO ĐƯỢC DỰ ĐOÁN GIÚP KÉO DÀI TUỔI THỌ?

Tính cách và tuổi thọ


Một nghiên cứu vừa cho thấy, đàn ông có nét tính cách tận tâm và cởi mở với trải nghiệm mới thường sống lâu hơn.
Đối vơi phụ nữ, sự dễ chịu và ổn định cảm xúc là hai nét tính cách tỉ lệ thuận với tuổi thọ.
Thế nhưng, điểm gây bất ngờ là chính bạn bè của bạn, chứ không phỉa bạn, mới là người đánh giá chính xác hơn các nét nhân cách trên khi nhìn nhận từ bên ngoài.
Kết quả được đăng trên tạp chí Psychological Science đến từ một trong những nghiên cứu lâu nhất trong lịch sử, kéo dài tận 75 năm (Jackson et al., 2015).
TS. Joshua Jackson, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết:
“Bạn thường kỳ vọng bạn bè sẽ nhìn mình theo một cách tích cực, tuy nhiên họ cũng là những người nhận ra những nét tính cách nào nơi bạn có thể khiến bạn sớm ‘về với đất’“
Các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ những nghiên cứu bắt đầu từ những năm 1930, theo dõi một nhóm các cặp tình nhân lúc họ đương đôi mươi.Phần lớn các cặp đều sắp kết hôn với nhau.
Trắc nghiệm nhân cách được thực hiện trên những cặp đôi đã đính hôn, đồng thời nghiên cứu cũng khảo sát bạn bè của từng cặp đôi về nhân cách của hai người.
TS Jackson cho biết:
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chúng ta có khả năng quan sát và đánh giá nhân cách bạn bè của mình tương đối chính xác đến mức có thể dự đoán tỉ lệ tử vong sớm trước cả nhiều thập kỷ.
Điều này cho thấy con người có khả năng nhận ra những đặc điểm quan trọng có liên quan đến sức khỏe [nơi bạn bè] thậm chí khi những người bạn này vẫn đang khỏe mạnh và còn rất trẻ.”
Nhưng tại sao bạn bè lại là người đánh giá tốt hơn tuổi thọ của ta thông qua các đặc điểm nhân cách?
TS Jackson cho biết:
“Có thể có hai lý do khả dĩ giài thích cho việc vì sao bạn bè đánh giá lại tốt hơn bản thân ta tự lượng giá.
Đâu tiên, bạn bè có thể nhận ra một số điều mà bạn bỏ qua; họ có thể có những góc nhìn mà bạn không có.
Thứ hai, vì một người có thể có nhiều bạn bè, họ có thể tổng hợp nhiều ý kiến khác nhau để có đánh giá đáng tin cậy nhất về nhân cách của mình.
Trong khi đó, với việc tự đánh giá, chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi định kiến hay bỏ qua một số khía cạnh, đồng thời chúng ta cũng không thể tương tác với các quan điểm khác vì bạn chỉ có một mình, chỉ có duy nhất một bản tự đánh giá mà thôi.”
TS Jackson cũng chỉ ra rằng các nét nhân cách giúp dự đoán tuổi thọ có thể sẽ thay đổi nếu chúng ta thực hiện nghiên cứu vào ngày nay.
Lý do là vì các đặc điểm gắn với tuổi thọ cao vào những năm 30 có thể chỉ phản ánh vai trò giới vào thời điểm đó.
Vào thập kỷ 30, vai trò của phụ nữ trong xã hội rất hạn chế – họ thường chỉ là những người vợ hiền lành, cần mẫn.
Tuy vậy, nghiên cứu vẫn là một minh họa rất thú vị cho mối dây liên hệ giữa nhân cách và tuổi thọ.
TS Jackson chia sẻ:
“Đây là một trong những nghiên cứu dài hơi nhất trong tâm lý học.
Nó cho ta thấy nhân cách có tầm quan trọng như thế nào trong việc tác động mạnh mẽ lên các hệ quả đời sống như sức khỏe, đồng thời nó cho thấy thông tin từ bạn bè cùng những người quan sát bên ngoài có thể đóng vai trò quyết định trong việc nắm bắt các vấn đề sức khỏe của cá nhân.
Ví dụ, đánh giá từ thành viên gia đình hay thậm chí y bác sĩ có thể được tham khảo để thiết kế phương pháp điều trị cho mỗi cá nhân, đồng thời giúp nhận diện những người có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý sức khỏe.”

http://www.spring.org.uk/images/personality3.jpg

VÌ SAO SỰ TÒ MÒ CÓ LỢI CHO VIỆC HỌC TẬP?

Trẻ em học hỏi qua sự tò mò
http://www.nature-reserve.co.za/
24/10/2014

Hoàng hôn diễn ra như thế nào? Chúng ta thường thích ngắm nhìn hoàng hôn nhưng với Jolanda Blacwell, như vậy là chưa đủ. Cô giáo viên dạy lớp 8 này muốn học trò của mình suy nghĩ, thắc mắc và đặt câu hỏi về vấn đề này.
Blackwell, nữ giáo viên khoa học tại trường THCS Oliver Wendell Holmes, Davis, California, đã cho học trò của mình xem một đoạn phim về hoàng hôn trên Youtube như một phần trong bài giảng vật lý về sự chuyển động.
“Tôi hỏi các em: ‘Vậy cái gì đang chuyển động? Và vì sao?” Blackwell chia sẻ. Các học sinh có rất nhiều ý tưởng khác nhau. Một số nghĩ là do Mặt trời chuyển động; một số khác, tất nhiên, biết rằng điều này có được là do Trái đất đang xoay quanh trục của chính mình.
Và các câu hỏi ồ ạt tuôn đến khi cuộc thảo luận bắt đầu. Cô cho biết “Thử thách lớn nhất của tôi thường là làm sao để khiến các em kiên nhẫn.” “Các em có rất nhiều câu hỏi nôn nóng được trả lời.”
Học sinh đặt câu hỏi rồi sau đó tìm kiếm câu trả lời. Đó là điều mà nhà giào chân chính nào cũng mong muốn. Và nhân tố quan trọng nhất trong đó chính là sự tò mò.
Blackwell, cũng giống như nhiều thầy cô khác, hiểu rằng khi trẻ tò mò là lúc chúng tham gia tích cực nhất.
Nhưng tại sao? Tò mò chính xác là gì và tại sao nó mang lại hiệu quả? Một nghiên cứu xuất bản vào số tháng 10 trên tạp trí Neuron cho rằng chính những thay đổi trong hóa chất não bộ khi chúng ta tò mò sẽ giúp chúng ta học và ghi nhớ thông tin tốt hơn.
Não bộ và sự Tò mò
Charan Ranganath, tâm lý gia thuộc ĐH California – người thực hiện nghiên cứu, cho biết "Bất kỳ ngày nào, chúng ta đều bị dội bom bởi hàng đống thông tin mới,” “Nhưng ngay cả với những người có trí nhớ thật tốt thì họ cũng chỉ có thể lưu giữ một phần nhỏ những gì xảy ra cách đây hai ngày mà thôi.”
Ranganath rất tò mò để biết được liệu tại sao chúng ta chỉ nhớ một số thông tin trong khi lại quên một số khác.
Do vậy, ông cùng một số cộng sự đã tập hợp 19 tình nguyện viên và yêu cầu họ xem qua hơn 100 câu hỏi nhỏ nhặt, giống như “Chữ ‘dinosaur’ (khủng long) thật sự có nghĩa là gì?” hay “bài hát nào của nhóm Beattles nằm trên bảng xếp hạng lâu nhất, cụ thể là 19 tuần?”

Những người tham gia sẽ đánh giá xem mỗi câu hỏi khiến họ tò mò về đáp án đến mức nào.

Sau đó, tất cả sẽ xem lại các câu hỏi – cùng những câu trả lời một lần nữa. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu sẽ xem xét hoạt động não bộ của họ bằng cách sử dụng máy MRI. Khi sự tò mò của các nghiệm thể được khơi gợi, những vùng não điều hòa sự vui thích và tưởng thưởng được kích hoạt. Trí não lúc tò mò cũng làm cho hoạt động ở hồi hải mã tăng lên, điều này có liên hệ đến việc tạo thành ký ức.

Ranganath giải thích, “Đây chính là đường đi căn bản của não bộ thúc đẩy con người ra ngoài và tìm kiếm những phần thưởng đến từ bên trong.” Đường đi này được kích hoạt khi chúng ta được cho tiền hay cho kẹo. Đồng thời, nó cũng hoạt động khi chúng ta tò mò.

Khi đường đi này hình thành, não bộ của chúng ta tiết ra dopamine, một loại hóa chất khiến chúng ta “phê”. “Dopamine có vẻ như cũng đóng vai trò trong việc củng cố các mối liên hệ tế bào có liên quan đến chuyện học tập.”

Thật vậy, khi các nhà nghiên cứu kiểm tra những gì nghiệm thể học được sau đó, những người xem ra tò mò hơn thường nhớ được nhiều câu trả lời chính xác hơn.
Tò mò cũng giúp chúng ta học những thứ nhàm chán
Có một điểm kì lạ trong nghiên cứu của Ranganath: Suốt thực nghiệm, các nhà khoa học cho một số gương mặt ngẫu nhiên xuất hiện mà không giải thích lý do cho các nghiệm thể biết.
Những người tham gia có trí tò mò được kích hoạt thường nhớ những khuôn mặt này kỹ nhất.
Nhóm nghiên cứu rất ngạc nhiên khi biết rằng trí não tò mò không chỉ học tốt những thứ nó chú ý mà còn học tố luôn những thứ khác – ngay cả khi chúng chỉ là những thông tin tình cờ hay nhàm chán.
Raganath giải thích, “Hãy tưởng tượng bạn đang xem mùa cuối cùng của Breaking Bad,” Nếu bạn là người hâm mộ loạt phim này, bạn chắc chắn sẽ rất tò mò không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho nhân vật chính, Walter White.
"Đương nhiên bạn sẽ nhớ những gì xảy ra trong tập cuối,” ông cho biết, nhưng bạn cũng sẽ nhớ luôn bạn ăn gì trước khi xem và làm gì sau khi xem xong tập đó.
Evie Malaia, PGS tại Trung tâm Trí óc, Não bộ và Giáo dục Tây Nam, thuộc ĐH Texas, cho biết, đây là hiện tượng mà các giáo viên có thể sử dụng để làm tăng thuận lợi cho việc giảng dạy.

“Ví dụ một đứa trẻ muốn trở thành phi hành gia,” “Vậy bạn sẽ kết nối mục tiêu đó với việc học bảng cửu chương như thế nào?” Một giáo viên có thể chọn cách đưa ra một vấn đề với từ ngữ thú vị có liên quan đến du hành vũ trụ chẳng hạn.

Malaia nói, “Bằng cách này cơ bản trẻ sẽ nắm thế chủ động,” “Các em sẽ rất thích thú khi phát hiện ra điều gì đó, nếu chính chúng là người tạo dựng nên kiến thức của mình.”

Thầy cô đã sử dụng kỹ thuật này một cách trực giác trong nhiều năm qua, Malaia cho biết thêm, và bây giờ khoa học ủng hộ điều đó. “Sự tò mò thật sự là một trong những động cơ cơ bản và mạnh mẽ nhất của con người. Chúng ta cần đặt nền móng của giáo dục trên chính hành vi này.”

Điều ta chưa biết
Có rất nhiều các nhà khoa học chưa hiểu được sự tò mò. Ranganath chia sẻ, “Chỉ có một số ít nghiên cứu về sự tò mò,” “Chúng rất khó để nghiên cứu.”
Ví dụ, các nhà khoa học chưa biết chính xác tại sao chúng ta lại thích thú khi học tập, dù vậy Ranganath cho rằng điều này hoàn toàn hợp lý nếu xét trên bình diện tiến hóa. “Chúng ta có thể có một thôi thúc căn bản trong não bộ chống lại sự mơ hồ.” Chúng ta càng biết nhiều về thế giới thì chúng ta càng có cơ hội sống sót trước những mối nguy hiểm.
Các nhà khoa học cũng đang cố gắng tìm hiểu xem tác dụng của tò mò kéo dài trong bao lâu – nếu sự tò mò của trẻ được kích hoạt vào đầu ngày, liệu trẻ có khả năng tiếp thu tốt suốt buổi học còn lại không? Hay trẻ sẽ mất dần hứng thú?
Điều mà Ranganath muốn biết nhất chính là lý do vì sao một vài người về bản chất lại tò mò hơn những người khác. Ông cho rằng, có rất nhiều các nhân tố, gồm stress, tuổi tác cùng những tác dụng từ thuốc ảnh hưởng lên tiến trình dopamine trong não. Nhân tố di truyền cũng co thể tác động đến mức độ thắc mắc về mọi sự của chúng ta.
"Nếu chúng ta có thể hiểu hết những điều này, nó sẽ mang lại một ảnh hưởng rất lớn. Chúng ta có thể giúp những người xem ra đang buồn chán,” Ranganath cho biết.
Blackwell, giáo viên khoa học tại California cho biết mình không phải đối mặt với vấn đề đó qua thường xuyên.
Học sinh của cô luôn thích tìm hiểu những bí ẩn trong khoa học: Chuyện gì xảy ra khi hai xe tông nhau? Tại sao một xe trông có vẻ “nát bét” hơn xe còn lại? Tại sao một số người trông giống dì hơn giống má? Cầu vồng hình thành như thế nào?
"Tôi nói với các em rằng chẳng có câu hỏi nào là câu hỏi ngu ngốc”, Blackwell cho biết. “Rằng khoa học đơn giản là” Đặt câu hỏi và tìm câu trả lời.”




NGƯỜI ĂN TRỘM ĐÁ CUỘI


3/3/2015
Trong năm đầu tiên trị liệu với TS.Conger, tôi bắt đầu làm một việc mà xuất phát chỉ là hành vi bất chợt nhưng rồi lại nhanh chóng trở thành một nghi thức. Cứ sau mỗi buổi trị liệu, khi ra về trên con đường lát đá cuội từ văn phòng tại gia của ông ra tới mặt đường, tôi lại bí mật nhặt một viên đá nhỏ và cho vào túi.
Hình dáng của viên đá – to, nhỏ, méo, tròn ra sao – đều phản ánh điều gì đó tôi cảm nhận về buổi trị liệu hôm ấy. Căn bản ý nghĩa của việc này hoàn toàn dựa vào trực giác: tôi lướt mắt nhìn mặt đường và chọn viên đá “thích hợp”. Nếu hôm đó nói về một sự việc chưa hoàn thành, tôi sẽ chọn một viên méo mó. Nếu tạo được một bước tiến lớn, tôi sẽ nhặt một hòn to. Nếu chỉ là một buổi trầm lặng, tôi sẽ lấy một viên nhỏ nhắn, bình thường. Đá cuội đỏ cho sự tức giận và viên sỏi đen cho niềm thất vọng.
Tôi có cảm thấy một chút áy náy về bộ sưu tập của mình. Dù gì thì tôi chỉ ăn cắp những hòn đá mà thôi. Tôi không đến độ làm trỏng trơ mặt đường nhưng chắc hẳn ai đó (phần nhiều có lẽ là TS. Conger) đã tốn tiền mua chúng. 
Tôi cũng từng có những nghi thức riêng như vậy khi còn nhỏ. Khoảng hơn một năm trời lúc 8 tuổi, tôi thường lấy chìa khóa tủ của cha mẹ và chôn chúng khắp nơi trong khu xóm. Dù có vẽ lại địa điểm những “kho báu” của mình, tôi chẳng bao giờ thật sự hiểu được ý nghĩa của sở thích này, ngay cả khi tất cả đều là do tôi tự bày ra. Đôi khi những chiếc chìa khóa đó khiến tôi cảm thấy rất tôi lỗi. Nhỡ đâu có gì quan trọng khi cần lại không mở tủ được?
Sau đó, khi tôi lên 10, tôi lại có thói quen bỏ túi những viên vitamin, 5 viên cả thảy, tôi phải uống vào buổi sáng, sau đó tôi lén lút ném chúng xuống khe núi trên đường đi học. Dù có lo bị cha tôi bắt gặp (ông là dược sĩ), mặc cảm lớn nhất lại là việc nếu lũ sóc hay những con thú khác ăn phải chúng thì sao? Chúng có bị gì không?
Tuổi thơ của tôi dư thừa ổn định và trật tự nhưng lại thiếu cảm xúc được biểu lộ. Tôi hiếm khi thấy ai trong nhà rơi nước mắt, và cũng chẳng thể nào nhớ được nụ cười của cha tôi, ông qua đời bất ngờ vào năm tôi 18. Thay vào đó, chỉ toàn là những thói quen lặp đi lặp lại. Ăn tối lúc 6:30; đi chợ mỗi thứ Năm; tưới cây vào thứ Bảy. Và như một phần kết quả từ “cấu trúc” trên, tôi trở thành người thành đạt và có vẻ “nghiêm túc”.
Thế nhưng trong những năm tôi 20, khi các thể loại cảm xúc đang sôi sung sục, tôi lại bối rối với chính cảm xúc của mình và mù mờ trước cảm xúc của người khác. Ngày cha tôi nhắm mắt, tôi đang đi học đại học, tôi vẫn đến lớp như thường lệ rồi mới lên máy bay về nhà. Tuổi 25, khi một người bạn nói tôi nghe ý định tự tử của anh, những gì tốt đẹp nhất tôi có thể nói chỉ là đề nghị anh tập thể dục.
Sự ơ hờ trên khiến tôi sợ hãi đến mức phài đi trị liệu. Suốt bao nhiêu năm, tôi chỉ mới gặp 3 nhà trị liệu tâm lý. TS. Conger là nhà trị liệu nam giới duy nhất trong số đó, và ở tuổi 80, với tôi ông như một người cha vậy. Đôi lúc trong suốt 17 năm trị liệu, tôi còn gọi ông là John (tên thân mật của TS.Conrad) nữa. Về những nghi thức tôi có thời thơ ấu, chúng tôi cùng nhau tìm hiểu xem chúng mang lại sự tự chủ cũng như những bí mật gì nơi tôi. Vì John, cũng như một số đồng nghiệp khác, tin vào vô thức nên câu hỏi ông thường đặt ra là: “Cô có muốn bị bắt gặp khi làm chuyện đó không? Cô nghĩ những chiếc chìa khóa sẽ mở ra những cánh cửa nào?”
Một tháng trước, khi John nói với tôi là ông sẽ chuyển văn phòng đến địa điểm khác, suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tôi là về những viên đá. Tôi phải làm gì đây? Suốt bao nhiêu năm tôi giữ chúng trong một cái bình trắng nay đã đầy tràn, cho dù vài viên có thể rơi rớt trong máy giặt hay xe hơi. Chưa bao giờ đếm nhưng chúng có thể lên tới cả hàng trăm viên. Và tôi chưa bao giờ nhắc đến chúng trước mặt John.
Vào buổi tiếp theo, tôi quyết định nói cho ông biết về những hòn đá. Như cách các nhà trị liệu vẫn thường làm, ông im lặng.
Tôi lên tiếng hỏi. “Vậy việc tôi nhặt đá suốt bao nhiêu năm qua có ý nghĩa gì không?”
John suy nghĩ, và đưa ra một hình ảnh ẩn dụ. “Có thể chúng là nền móng của cô,” ông nói.
Tôi chưa chắc ý ông là gì, nhưng vẫn đi tiếp. “Ông có muốn tôi trả lại chúng không?” tôi hỏi, vẫn cảm thấy áy náy.
Ông cười: “Không, Louise, cô có thể giữ chúng.”
Tôi không nói ông biết là tôi từng tưởng tượng mình sẽ trải hết những viên đá cuội vào nấm mồ của ông. Nghe thì có vẻ hơi bệnh hoạn nhưng đối với suy nghĩ kỳ quặc của mình, tôi xem đó như một lời cảm ơn.
Đó là buổi trị liệu cuối cùng chúng tôi làm việc ở văn phòng tại nhà John. Buổi kế tiếp chúng tôi đã gặp nhau tại một văn phòng vô cùng đẹp đẽ. Cho dù tôi cảm thấy rất lo sợ nhưng phải công nhận nó rất tuyệt. Phòng ốc sáng sủa hơn và John nhìn cũng tươi vui hơn, ông rao bán nhà và bắt đầu một chương mới trong cuộc đời mình. Tôi nhận ra chính mình cũng đã thay đổi thái độ về sự thay đổi.
Sau buổi làm việc, trên dường đi ra xe, tôi vẫn lướt mắt nhìn khắp mặt đất nhưng chỉ thấy toàn những viên đá vụn vữa, xấu xí, trông giống như vữa bê tông hay đá tảng vỡ thay vì những viên đá cuội nằm giữa lòng suối. Câu nói của John hôm trước vang lên trong đầu tôi. Ông nói đúng: Tôi đã có một nền móng cho riêng mình. Những viên đá tôi nhặt chỉ là phương diện lý tính của quá trình tôi đã trải qua. Trong suốt những giờ phút mà chúng đại diện, tôi đã hun đúc những mối dây liên kết trong bản thân mình: với cảm xúc bản thân, với John, với quá khứ và nhiều hơn thế, với những người có mặt trong cuộc đời tôi.
Băng qua bãi giữ xe, vẫn không thể thấy một viên đá cuội nào sạch sẽ và nhẵn bóng, tôi nhặt một viên đá dơ dáy bằng cỡ đá vôi. Nhưng trước khi bước lên xe, tôi đã bỏ nó lại.



NGHIÊN CỨU MỚI VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG BẠO LỰC LÊN NÃO BỘ

Phim ảnh bạo lực và não bộ
prezi.com

11/09/2014
Giữa cuộc tranh luận dai dẳng về việc liệu phim ảnh bạo lực có tác động như thế nào đến tình trạng bạo lực trong thực tế (các bạn có thể tham khảo bài KHÔNG TÌM THẤY MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHIM ẢNH, TRÒ CHƠI BẠO LỰC VÀ BẠO LỰC XÃ HỘI tại http://hanhlangtamly.blogspot.com/2014/11/khong-tim-thay-moi-lien-he-giua-phim.html), một nghiên cứu trên PLOS One cho thấy cách mỗi người phản ứng với các hình ảnh bạo lực còn phụ thuộc vào đường dẫn truyền não bộ của mỗi cá nhân và vào mức độ hung tính mỗi người sẵn có.

Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc ĐH Y Icahn và Chương trình NIH dẫn đầu cho thấy hình ảnh quét não bộ khi xem hay không xem các hình ảnh bạo lực sẽ tạo ra các hoạt động thần kinh khác nhau ở những người có mức độ hung tính khác nhau. Phát hiện này có thể gợi mở cho các chương trình can thiệp đang tìm cách giảm thiểu các hành vi hung tính từ lúc nhỏ.

Chủ nhiệm nghiên cứu TS. Nelly Alia-Klein, Phó Giáo sư Khoa học Thần kinh và Tâm thần tại Viện Não bộ Friedman và ĐH Y Icahn cho biết, “Mục tiêu của chúng tôi là tìm hiểu điều gì đang xảy ra trong não bộ khi chúng ta xem phim ảnh bạo lực” “Chúng tôi đặt giả thuyết rằng nếu những người đã có sẵn các nén hung tính, họ sẽ xử lý các hình ảnh bạo lực rất khác so với những người không có các nét hung tính, đây là một lý thuyết được chứng minh thông qua những phát hiện này.”

Sau khi trả lời bảng câu hỏi, một nhóm 54 nam giới sẽ được nhóm nghiên cứu chia thành hai nhóm-một nhóm với các cá nhân có các đặc điểm hung tính, bao gồm từng có lịch sử về tấn công thể chất, và nhóm thứ hai gồm những người không có các xu hướng kể trên. Não bộ của những người tham gia sẽ được quét khi họ xem một loạt những cảnh bạo lực (bắn nhau và ẩu đã trên đường phố) vào ngày đầu tiên, khi xem những đoạn phim tình cảm mà khong có cảnh bạo lực (con người tương tác với nhay trong một thảm họa thiên nhiên) vao ngày thứ hai, và khi không xem gì cả vào ngày thứ ba.

Việc quét lớp não giúp đo lường hoạt động trao đổi chất – chỉ báo chức năng - của não bộ chủ thể. Các nghiệm thể cũng được đo huyết áp mỗi 5 phút và được yêu cầu cho biết cảm xúc của mình mỗi 15 phút.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi đầu óc không tập trung, lúc người tham gia không xem phim, các nghiệm thể với các nét hung tính thường có hoạt động não bộ cao bất thường trong mạng lưới các khu vực thường chịu trách nhiệm hoạt động khi không làm một việc gì đó cụ thể. Theo các nhà nghiên cứu, điều này cho thấy những nghiệm thể với các nét hung tính có một sơ đồ chức năng não bộ khác biệt với những nghiệm thể không có các nét hung tính.  

Thú vị hơn, khi xem các cảnh từ những đoạn phim bạo lực, khu vực vỏ não trán hốc mắt (orbitofrontal cortex), vùng não liên hệ đến việc ra quyết định về cảm xúc và tự kiểm soát, ở nhóm hung tính lại ít hoạt động hơn so với nhóm không hung tính. Các chủ thể hung tính mô tả cảm xúc với nhiều cảm hứng và quyết tâm, đồng thời ít bực tức hay lo âu hơn so với những nghiệm thể không hung tính khi xem đoạn phim ngày 1 so với ngày 2. Tương ứng với câu trả lời của những nghiệm thể hung tính, khi xem phim bạo lực, huyết áp của họ giảm đều đặn theo thời gian trong khi những đối tượng không hung tính lại có huyết áp tăng.

TS Alia-Klein cho biết, “Cách mỗi cá nhân đáp ứng với môi trường tùy thuộc vào não bộ của chủ thể.” “Hung tính là đặc điểm phát triển cùng với hệ thần kinh theo thời gian, bắt đầu từ khi còn thơ bé; các kiểu hành vi được củng cố và hệ thần kinh được chuẩn bị để tiếp tục các kiểu hành vi đó trong tuổi trưởng thành, khi chúng đã gắn chặt hơn vào nhân cách. Đây có thể là nguồn gốc của những khác biệt giữa những người hung bạo và không hung bạo, đồng thời là ngọn nguồn cách thức truyền thông thúc đẩy mỗi người hành xử theo một cách nào đó. Hy vọng rằng những kết quả này sẽ đem lại cho các nhà giáo dục cơ hội để nhận diện những trẻ có các nét hung tính và hướng dẫn các em nhận thức rõ hơn về việc truyền thông bạo lực tác động đặc biệt đến các em ra sao.”



VUI THÚ QUÁ MỨC TẠI NƠI LÀM VIỆC CÓ THỂ LÀM GIẢM ĐỘNG LỰC CỦA NHÂN VIÊN

Nhân viên tại Google
Các nhân viên tại các văn phòng của Google thường được hưởng một loạt các phúc lợi vô cùng ấn tượng: massage miễn phí, xe điện, golf và cả trò chơi điện tử. Trong một bài phỏng vấn với tờ The New York Times, phát ngôn viên của Google giải thích rằng công ty cung cấp những dịch vụ này để tạo ra “môi trường làm việc hạnh phúc và hiệu quả nhất trên thế giới.”
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới lại cho thấy khi tâm thế tích cực tại văn phòng được đẩy lên quá cao, nó có thể ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên.
Người lao động hạnh phúc thường sẽ thực thi các hành vi tích cực cần thiết để tổ chức đạt đến thành công. Thế nhưng các nhà khoa học tâm lý Chak Fu Lam (ĐH Suffolk), Gretchen Spreitzer (ĐH Michigan), và Charlotte Fritz (ĐH Bang Portland) phát hiện rằng không khí tích cực khi vượt quá một ngưỡng nhất định sẽ khiến cho các hành vi tích cực trong công việc bắt đầu sụt giảm.
Chúng ta có thể cho rằng những nhân viên không hạnh phúc mới là những người dễ cảm thấy mất động lực và chủ quan nhất, nhưng các nhà nghiên cứu lại đặt ra giả thuyết rằng những cảm giác đó cũng có thể diễn ra nơi những người lao động hạnh phúc “quá mức”. Thật vậy, những nhân viên quá lạc quan có thể diễn dịch các cảm giác tích cực như một dấu hiệu cho rằng mọi việc trong công sở vẫn đang diễn ra trơn tru, tốt đẹp, đồng thời họ không cần phải cố gắng để cải thiện gì cả.
“Cảm xúc tích cực có thể đạt đến một mức độ khiến người lao động cho rằng mình đang làm tốt mọi việc và họ không cần phải chủ động làm việc, điều này sẽ làm giảm các hành vi tích cực của họ,” Lam và cộng sự viết trên Journal of Organizational Behavior.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã khảo sát 236 nhân viên trong một công ty phát triển phần mềm bằng cách cho họ đánh giá những phát biểu như “tôi cảm thấy sống động và tích cưc tại nơi làm việc” và “tôi có năng lượng và tinh thần làm việc” là một phần của thang đo cảm xúc tích cực.
Những người giám sát các nhân viên trên sau đó sẽ đánh giá mức độ thực thi các hành vi tích cực trong công sở của mỗi người lao động, bao gồm những việc như động viên đồng nghiệp và nêu lên những vấn đề tiềm năng.
Kết quả cho thấy những hành vi tích cực nơi công sở sẽ tăng song song với cảm xúc tích cực, tuy nhiên chỉ đến một điểm cụ thể mà thôi. Những nhân viên thực thi hành vi tích cực nhiều nhất là những nguòi cho biết mình có tâm trạng tích cực vừa phải, trong khi những nhân viên có tâm trạng tích cực hay tiêu cực nhiều nhất đều cho thấy có mức độ hành vi hỗ trợ thấp.
Trong nghiên cứu thứ hai, các nhà nghiên cứu cho 196 thành viên của một công ty dịch vụ hỗ trợ điền vào một khảo sát về cảm xúc tích cực tại nơi làm việc như trên. Thêm vào đó, họ cũng hoàn thành một bảng đánh giá cảm xúc tích cực và tiêu cực phổ quát.
Một tháng sau, 128 người giám sát sẽ đánh giá các nghiệm thể trên theo một loạt tám hành vi tích cực có liên hệ đến việc quan tâm nhu cầu của khách hàng và dự đoán được những vấn đề tiềm tàng (vd: họ cố gắng khắc phục vấn đề trước cả khi khách hàng kịp nhận ra).
Một lần nữa, các nhà nghiên cứu lại phát hiện những nhân viên tích cực nhất chính là những người đánh giá tâm trạng của mình là tích cực vừa phải; những người lao động hành phúc hay “bất hạnh” nhất đều thực hiện ít hơn hẳn các hành vi hữu ích.
Lam và cộng sự cho biết, “Chúng tôi nhận thấy rằng thay vì đây chỉ là một mối quan hệ tuyến tính đơn giản, nó lại có vẻ như là một đường cong mà quá nhiều hay quá ít cảm xúc tích cực nơi công sở đều đem đến mức hành vi tích cực thấp,” “Vì thế, chúng tôi đưa ra bằng chứng thách thức giả định ‘càng nhiều càng tốt’ thường gắn với cảm xúc tích cực nơi làm việc.”
Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng cỡ mẫu của nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng khi chọn lọc do những người ít tích cực thường có thể ít tham gia nghiên cứu hơn. Cần có những nghiên cứu bổ sung sử dụng các chiến lược chọn lựa nghệm thể khác để xác nhận các kết quả trên.
Mặc cho những hạn chế trong việc có những nhân viên có qua nhiều cảm xúc tích cực, các nhà nghiên cứu vẫn nhấn mạnh rằng việc đảm bảo cho người lao động được hạnh phúc với công việc vẫn có giá trị rất rõ ràng. Các nhà quản lý cần chủ động thiết lập sự quân bình trong công việc – cuộc sống, đem lại các cơ hội giáo dục và phát triển công việc cho tất cả mọi nhân viên.
Reference
Lam, C. F., Spreitzer, G., & Fritz, C. (2014). Too much of a good thing: Curvilinear effect of positive affect on proactive behaviors. Journal of Organizational Behavior, 35(4), 530-546. doi: 10.1002/job.1906

BẠN CÓ ĐANG GIÁO DỤC CON MÌNH BẰNG VẬT CHẤT?


Giáo dục con cái bằng vật chất

Dù luôn yêu thương và hỗ trợ con mình, có khi nào bạn lại có thể vô tình khuyến khích con cái xác định giá trị bản thân chúng thông qua những gì chúng sở hữu? Theo một nghiên cứu mới trên Journal of Consumer Research, những trẻ nhận được nhiều phần thưởng vật chất từ cha mẹ khi nhỏ có thể sẽ trở thành những người có xu hướng vật chất khi trưởng thành.

“Sử dụng vật chất để biểu lộ tình thương hay để tưởng thưởng con cái vì những thành công của các em có thể đem lại tác dụng ngược. Những cha mẹ dù có yêu thương và hỗ trợ con vẫn có thể vô tình khuyến khích lối sống vật chất nơi con mình mặc cho việc họ cố gắng hướng con cái tránh xa khỏi sự phụ thuộc vào sở hữu vật chất khi đánh giá người khác hay trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc.”, tác giả Marsha L. Richins (ĐH Missouri) và Lan Nguyen Chaplin (ĐH Illinois tại Chicago) viết.

Các tác giả đã khảo sát 701 người trưởng thành để đo đạc tác động dài hạn của việc nuôi dạy con bằng vật chất. Các nghiệm thể tham gia nghiên cứu mô tả tình trạng cuộc sống và các giá trị hiện tại của mình, đồng thời họ cũng cho biết một số những tình huống khác nhau xảy ra trong thời thơ ấu, mối quan hệ của họ với cha mẹ, và những hình phạt cùng phần thưởng mà họ nhận được trong ba độ tuổi quan trọng (lớp 3, lớp 7 và lớp 10). Những người trưởng thành được nhận nhiều phần thưởng hay hình phạt vật chất khi còn nhỏ sẽ có xu hướng sử dụng tài sản để xác định và biểu lộ bản thân mình nhiều hơn những người khác.

Cha mẹ nên cẩn trọng trong việc sử dụng vật chất để biểu lộ tình thương hay tưởng thưởng con cái khi chúng có hành vi tốt. Việc chú trọng quá mức đến tài sản vật chất trong thời thơ ấu có thể để lại những hậu quả lâu dài. Những người lúc nhỏ được nhận nhiều phần thưởng vật chất, khi lớn lên cũng thường tiếp tục tưởng thưởng bản thân bằng hàng hóa sản phẩm và tự định nghĩa mình thông qua tài sản sở hữu.
Các tác giả kết luận “Những cha mẹ có thể không muốn con cái sử dụng tài sản để định nghĩa giá trị bản thân hay đánh giá người khác, tuy nhiên nếu lại sử dụng vật chất để bộc lộ tình thương của mình, họ rất có thể đang khiến cho con mình khi lớn lên trở thành những người ngưỡng mộ người khác qua vật chất và đánh giá thành công thông qua những thứ mà họ sở hữu.”
http://www.psypost.org/2015/03/defined-by-your-possessions-how-loving-parents-unintentionally-foster-materialism-in-their-children-32240



TỨC GIẬN VÌ…BỤNG ĐÓI

Tức giận khi đói
http://www.conceptart.org/
10/03/2015

Vưà đói vừa giận cùng lúc là một hiện tượng phổ biến đến mức mà người Mỹ đã đặt tên cho hiện tượng này là “hangry –hungry/angry”.
Nhưng liệu hanger có phải là một hiện tượng thật sự? Chúng tôi đã đặt câu hỏi này cho TS. Brad Bushman, giáo sư về giao tiếp và tâm lý học tại ĐH Bang Ohio – người thực hiện nhiều nghiên cứu về hung tính và bạo lực gần 25 năm nay. Sau đây là những gì ông chia sẻ.
Cái đầu nóng và cái bụng đói liên hệ với nhau như thế nào?
TS. Bushman tổng hợp những điều trên bằng một câu ngắn gọn, “Hung tính thường xuất hiện khi khả năng tự kiểm soát biến mất.”

Nhưng khả năng tự kiểm soát và đói bụng thì cớ sao lại liên hệ với nhau? Giáo sư trả lời, “Chúng ta biết rằng vỏ nảo trán trước của não bộ chịu trách nhiệm cho việc tự kiểm soát. Chúng ta cũng biết rằng nó cần đến năng lượng. Bộ não của chúng ta cần năng lượng để thực hiện việc tự kiểm soát. Dù chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể, nó lại sử dụng đến 20-30% lượng calorie chúng ta hấp thụ. Và calories đến từ thức ăn.”

Nói tóm lại, bộ não cần năng lượng để thực hiện khả năng tự kiểm soát, khi bạn không thể kiểm soát bản thân, bạn sẽ trở nên hung hăng.

Liên hệ giữa hành vi hung tính và cơn đói
“Tương quan (correlation) không ám chỉ quan hệ nguyên nhân-kết quả” là kiến thức mà mọi người có thể vẫn còn nhớ được sau bốn năm học đại học. Tuy nhiên, TS Bushman cùng những nhà nghiên cứu khác đã tập hợp thực hiện hai nghiên cứu riêng biệt nhằm chứng minh “tức – đói” là một việc hoàn toàn thực tế và có thể giải thích được.

Nghiên cứu “Ngọt máu thì Lạnh đầu”

Với sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Kentucky và OSU, TS. Bushman đã tập hợp một số sinh viên và chỉ định họ vào hai nhóm nhỏ.
Một nhóm sinh viên sẽ được cho uống nước chanh có đường, trong khi nhóm còn lại sẽ uống nước chanh làm ngọt với Splenda. Đường có calories, “xăng” của não bộ. Splenda không có chức năng đó. Và thật ra, chúng ta không thể phân biệt được mùi vị của hai loại nước chanh này. Sau đó các sinh viên sẽ “có cơ hội thổi bay một địch thủ ‘ảo’ bằng cách tạo nhiều âm thanh inh ỏi qua tai nghe.”…bằng cách bật nhạc metal rock. Đây đúng là một hành vi hung hăng! Vậy điều gì xảy đến tiếp theo?

Vị tiến sĩ giải thich: “Sinh viên thường sẽ hung hăng hơn với một người hoàn toàn xa lạ khi uống nước chanh làm ngọt với Splenda.” Splenda không có calorie, vì thế họ sẽ không có đủ khả năng tự kiểm soát cần thiết để không biến mình thành kẻ gây khó chịu.

Nghiên cứu “Sự trả thù ngọt ngào”

Trong nghiên cứu này, Bushman cùng các cộng sự đã “tuyển mộ” các cặp đôi trên khắp nước Mỹ. Giả thuyết đặt ra là bằng cách nghiên cứu các cặp đôi trong 23 ngày, họ sẽ phát hiện liệu nếu một trong hai người có các triệu chứng về tiểu đường (như mệt mỏi), họ thường sẽ khó tha thứ việc người kia phạm sai lầm hơn.

Tin xấu: các nhà khoa học đã chính xác. “Đúng như dự đoán, các triệu chứng tiểu đường tương quan âm tính với hành vi hợp tác,", "các triệu chứng tiểu đường tuýp 2 còn liên hệ tới việc giảm các hành vi tha thứ.”
Và đây là kết luận – nếu bạn đang quen một người hay có tình trạng “đói-tức”, đừng mong người kia sẽ nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi.

Như vậy điều này là có thực? Làm cách nào ta thay đổi nó?
Vâng, đúng là nó có thực. TS Bushman nói, “Tôi nghĩ hai nghiên cứu này gộp lại đem đến một bằng chứng mạnh mẽ cho việc ‘tức-đói’ khiến bạn hành xử hung hăng hơn không chỉ đối với người lạ trong thời gian ngắn, mà còn với những người bạn yêu thương trong thời gian dài. Đi chung với nhau, đây thật sự là một cấn đề nặng ký.”

Sửa chữa nó không phải đơn giản là chỉ uống cả tấn chanh đường mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu dùng nước chanh khi thực hiện vì họ cần mức đường tăng lên nhanh chóng. Đường chỉ là cách rất “dở” để chống chọi lại cơn “tức-đói”, cũng giống như kẹo và những thứ “đẩy mức đường lên nhanh nhưng cũng mau hạ thấp trở lại. Nó cũng gây ra các vấn đề như béo phì. Và điều đó lại dẫn đến các triệu chứng tiểu đường.” Chúng hoàn toàn không tốt chút nào.

Giải pháp thực tế là hãy ăn vặt một cách lành mạnh.

Cà-rốt, đậu, táo. Bushman chia sẻ, “dù mất nhiều thời gian để làm tăng lượng đường hơn nhưng nó lại ổn định trong thời gian lâu hơn.” Việc giữ mức đường cao và ổn định có nghĩa là bạn sẽ có khả năng tự kiểm soát. Đây là mộ điều tốt.

TS. Bushman còn đưa ra lời khuyên sau cuối về hiện tượng này, “Nếu bạn đang định bàn luận một chuyện quan trọng với vợ hay chồng mình, hay dù định nói với sếp, hay với bất kỳ ai quan trọng, ngay cả với người hoàn toàn xa lạ, đừng trò chuyện với cái bụng đói. Đó không phải là một ý hay.”




 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel