chia sẻ

VUI THÚ QUÁ MỨC TẠI NƠI LÀM VIỆC CÓ THỂ LÀM GIẢM ĐỘNG LỰC CỦA NHÂN VIÊN

Nhân viên tại Google
Các nhân viên tại các văn phòng của Google thường được hưởng một loạt các phúc lợi vô cùng ấn tượng: massage miễn phí, xe điện, golf và cả trò chơi điện tử. Trong một bài phỏng vấn với tờ The New York Times, phát ngôn viên của Google giải thích rằng công ty cung cấp những dịch vụ này để tạo ra “môi trường làm việc hạnh phúc và hiệu quả nhất trên thế giới.”
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới lại cho thấy khi tâm thế tích cực tại văn phòng được đẩy lên quá cao, nó có thể ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên.
Người lao động hạnh phúc thường sẽ thực thi các hành vi tích cực cần thiết để tổ chức đạt đến thành công. Thế nhưng các nhà khoa học tâm lý Chak Fu Lam (ĐH Suffolk), Gretchen Spreitzer (ĐH Michigan), và Charlotte Fritz (ĐH Bang Portland) phát hiện rằng không khí tích cực khi vượt quá một ngưỡng nhất định sẽ khiến cho các hành vi tích cực trong công việc bắt đầu sụt giảm.
Chúng ta có thể cho rằng những nhân viên không hạnh phúc mới là những người dễ cảm thấy mất động lực và chủ quan nhất, nhưng các nhà nghiên cứu lại đặt ra giả thuyết rằng những cảm giác đó cũng có thể diễn ra nơi những người lao động hạnh phúc “quá mức”. Thật vậy, những nhân viên quá lạc quan có thể diễn dịch các cảm giác tích cực như một dấu hiệu cho rằng mọi việc trong công sở vẫn đang diễn ra trơn tru, tốt đẹp, đồng thời họ không cần phải cố gắng để cải thiện gì cả.
“Cảm xúc tích cực có thể đạt đến một mức độ khiến người lao động cho rằng mình đang làm tốt mọi việc và họ không cần phải chủ động làm việc, điều này sẽ làm giảm các hành vi tích cực của họ,” Lam và cộng sự viết trên Journal of Organizational Behavior.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã khảo sát 236 nhân viên trong một công ty phát triển phần mềm bằng cách cho họ đánh giá những phát biểu như “tôi cảm thấy sống động và tích cưc tại nơi làm việc” và “tôi có năng lượng và tinh thần làm việc” là một phần của thang đo cảm xúc tích cực.
Những người giám sát các nhân viên trên sau đó sẽ đánh giá mức độ thực thi các hành vi tích cực trong công sở của mỗi người lao động, bao gồm những việc như động viên đồng nghiệp và nêu lên những vấn đề tiềm năng.
Kết quả cho thấy những hành vi tích cực nơi công sở sẽ tăng song song với cảm xúc tích cực, tuy nhiên chỉ đến một điểm cụ thể mà thôi. Những nhân viên thực thi hành vi tích cực nhiều nhất là những nguòi cho biết mình có tâm trạng tích cực vừa phải, trong khi những nhân viên có tâm trạng tích cực hay tiêu cực nhiều nhất đều cho thấy có mức độ hành vi hỗ trợ thấp.
Trong nghiên cứu thứ hai, các nhà nghiên cứu cho 196 thành viên của một công ty dịch vụ hỗ trợ điền vào một khảo sát về cảm xúc tích cực tại nơi làm việc như trên. Thêm vào đó, họ cũng hoàn thành một bảng đánh giá cảm xúc tích cực và tiêu cực phổ quát.
Một tháng sau, 128 người giám sát sẽ đánh giá các nghiệm thể trên theo một loạt tám hành vi tích cực có liên hệ đến việc quan tâm nhu cầu của khách hàng và dự đoán được những vấn đề tiềm tàng (vd: họ cố gắng khắc phục vấn đề trước cả khi khách hàng kịp nhận ra).
Một lần nữa, các nhà nghiên cứu lại phát hiện những nhân viên tích cực nhất chính là những người đánh giá tâm trạng của mình là tích cực vừa phải; những người lao động hành phúc hay “bất hạnh” nhất đều thực hiện ít hơn hẳn các hành vi hữu ích.
Lam và cộng sự cho biết, “Chúng tôi nhận thấy rằng thay vì đây chỉ là một mối quan hệ tuyến tính đơn giản, nó lại có vẻ như là một đường cong mà quá nhiều hay quá ít cảm xúc tích cực nơi công sở đều đem đến mức hành vi tích cực thấp,” “Vì thế, chúng tôi đưa ra bằng chứng thách thức giả định ‘càng nhiều càng tốt’ thường gắn với cảm xúc tích cực nơi làm việc.”
Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng cỡ mẫu của nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng khi chọn lọc do những người ít tích cực thường có thể ít tham gia nghiên cứu hơn. Cần có những nghiên cứu bổ sung sử dụng các chiến lược chọn lựa nghệm thể khác để xác nhận các kết quả trên.
Mặc cho những hạn chế trong việc có những nhân viên có qua nhiều cảm xúc tích cực, các nhà nghiên cứu vẫn nhấn mạnh rằng việc đảm bảo cho người lao động được hạnh phúc với công việc vẫn có giá trị rất rõ ràng. Các nhà quản lý cần chủ động thiết lập sự quân bình trong công việc – cuộc sống, đem lại các cơ hội giáo dục và phát triển công việc cho tất cả mọi nhân viên.
Reference
Lam, C. F., Spreitzer, G., & Fritz, C. (2014). Too much of a good thing: Curvilinear effect of positive affect on proactive behaviors. Journal of Organizational Behavior, 35(4), 530-546. doi: 10.1002/job.1906

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel