chia sẻ

TẠI SAO TA CÓ CẢM GIÁC THỜI GIAN ĐI VỀ LUÔN TRÔI QUA NHANH HƠN THỜI GIAN LÚC ĐI?

Thời gian qua nhanh hơn trên quãng đường về
Ana Swanson 11/6/2015  

Chúng ta không giỏi nhận thức thời gian, đặc biệt là trong việc đo đạc thời gian ngắn hạn như theo giây, theo phút hay theo giờ. Cảm giác về thời gian trôi qua rất chủ quan, chủ yếu dựa vào những sự việc khác đang diễn ra xung quanh, vào trạng thái cảm xúc hay vào hoạt động ta đang thực hiện.

Điều này dẫn đến nhiều hiện tượng khá kì lạ, bao gồm “hiệu ứng đường về”. Có thể bạn đã từng trải qua cảm giác này: Khi bạn đi đến một địa điểm mới lạ và quay trở về, dù quãng đường là bằng nhau, dường như đoạn đường lúc về luôn “ngắn” hơn đoạn đường lúc đi.  
Một nghiên cứu mới trên PLOS ONE vừa cung câp thêm bằng chứng chứng minh rằng hiệu ứng trên thực sự có tồn tại.
Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học ở Nhật Bản đã cho các nghiệm thể ngồi trong một căn phòng với ánh sáng mờ để xem một đoạn phim khoảng 20 phút ghi lại cảnh tượng khi người quay phim đi quanh thành phố. Một số người tham gia còn được yêu cầu sẽ ra hiệu mỗi khi họ nghĩ thời gian vừa trôi qua 3 phút. Các nghiệm thể xem tất cả hai đoạn phim và được yêu cầu đánh giá xem đoạn phim nào dài hơn.
Một nhóm sẽ “đi” một chuyến hai chiều: từ điểm “S” đến điểm “E” như trong bức hình bên trái phía dưới và sau đó quay ngược lại điểm “S” theo đúng lộ trình. Nhóm thứ hai sẽ “đi” hai chuyến một chiều: từ “S” tới “E” theo hình bên trái, và cũng từ “S” tới “E” nhưng lần này theo đường đi bên phải.

Nghiên cứu được thiết kế để tìm hiểu cách chúng ta nhận thức thời gian theo hai chiều: chúng ta cảm nhận thời gian ra sao khi nó diễn ra và chúng ta nghĩ lại về thời gian như thế nào khi nó đã kết thúc. Kết quả cho thấy sự khác biệt giữa hai mô hình trên.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trong lúc thực hiện thực nghiệm, cả hai nhóm dự đoán lượng thời gian đang trôi qua khá tương đồng. Tuy nhiên, sau đó, khi yêu cầu họ nhớ lại, nghiệm thể xem đoạn phim hai chiều thường nhớ chuyến đi về ngắn hơn, trong khi nhóm xem hai đoạn phim một chiều không có cùng trải nghiệm tương tự.
Theo Joseph Stromberg of Vox, nghiên cứu cho thấy “hiệu ứng đường về” có liên hệ với việc hồi tưởng quá khứ và khả năng tường thuật-cách con người sử dụng ngôn ngữ để ghi nhớ và nhìn lại trải nghiệm. Nhìn chung, để trải nghiệm “hiệu ứng đường về”, bạn cần phải biết mình đang trên đường “đi về”.
Tuy vẫn chưa rõ lý do vì sao hiện tượng này xảy ra nhưng các nhà tâm lý cũng đã đưa ra một vài lý thuyết.
Một cách giải thích là hiệu ứng này diễn ra khi bạn tập trung chú ý vào bản thân thời gian. Khi bạn tập trung hơn vào việc thời gian qua đi – ví dụ bạn đang bị muộn học và liên tục phải nhìn đồng hồ - thời gian có vẻ sẽ trôi rất chậm. Nhưng nếu bạn bị chia trí bởi những thứ khác, những thứ hấp dẫn hơn, thời gian sẽ trôi rất nhanh.
Ý tưởng này cũng giúp giải thích thêm về hiện tượng thời gian có vẻ như chậm lại khi mạng sống của bạn bị đe dọa. Nó cũng xảy ra với trí nhớ của chúng ta: Khi chúng ta chú ý nhiều vào một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, chúng ta thường nhớ rằng quãng thời gian đó kéo dài lâu hơn bình thường.
Tất cả những điều trên dẫn tới một suy nghĩ khá thú vị: Bằng cách “định tâm” (mindful), hay tập trung chú ý vào “ở đây – bây giờ” (hic et nunc/ here and now), chúng ta thật sự có thể làm chậm nhận thức về thời gian của não bộ và làm cuộc sống chúng ta có vẻ kéo dài hơn trước.
Một cách lý giải khác lại liên quan đến sự quen thuộc. Trên đường đi, bạn chẳng biết đường xá gì cả; trên đường về, bạn nhận ra các địa danh và những địa điểm quen thuộc khác, chúng sẽ khiến chuyến đi của bạn có vẻ như ngắn lại. Chúng ta sẽ không cảm nhận được hiệu ứng “đường về” trên những đoạn đường chúng ta thường xuyên đi lại, như quãng đường thường nhật bạn đi qua. Điều này củng cố thêm minh chứng về cách giải thích trên.
Còn có một số nghiên cứu khác cho thấy thời gian có vẻ trôi chậm lại khi chúng ta bắt gặp những thứ không quen thuộc và thời gian dường như “tăng tốc” khi chúng ta thực hiện theo thói quen. Đó là lý do ta có cảm giác thời gian qua nhanh khi chúng ta già đi, do chúng ta gặp ít trải nghiệm mới mẻ hơn. Cảm giác sinh nhật của bạn đến “mỗi năm mỗi sớm hơn bình thường được thể hiện rất tài tình qua video sau:The Dictionary of Obscure Sorrows

Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là minh chứng cuối cùng cho “hiệu ứng đường về”. Một số nghiên cứu còn phát hiện rằng con người còn có thể cảm nhận hiệu ứng này khi họ đặt chân vào những miền đất lạ. Trong một nghiên cứu vào năm 2011, các nhà tâm lý yêu cầu một nhóm các cua-rơ xe đạp đạp xe đến một hội chợ. Sau đó, họ sẽ tách ra làm hai nhóm; một nhóm đạp xe về trê cùng một lộ trình, nhóm còn lại đạp xe theo một lộ trình khác có cùng khoảng cách. Cả hai nhóm đều trải qua “hiệu ứng đường về”.
Kết luận của nghiên cứu là chúng ta thường lạc quan thái quá về “lượt đi”, điều này khiến chuyến đi trông có vẻ lâu hơn. Khi đi về, nhóm nghiên cứu tìm hiểu kì vọng của các nghiệm thể về “lượt đi”. Người tham gia thường kì vọng chuyến đi sẽ ngắn hơn so với thực tế, vì vậy họ thấy đường đi có vẻ dài hơn. Theo tác giả nghiên cứu, đó là lý do tại sao chúng ta không trải nghiệm “hiệu ứng đường về” trên những quãng đường thường nhật: Chúng ta đi lại quen đến độ cảm nhận rõ chính xác thời gian cần đi.
Kết luận, “hiệu ứng đường về” có thể là sự kết hợp của cả ba ý tưởng trên, và có thể còn có những yếu tố mà các nhà tâm lý chưa tìm ra. Tuy nhiên, với nghiên cứu hiện tại, chúng ta thấy thời gian là một cảm nhận mang tính chủ quan, có thể co giãn khác hẳn những gì đồng hồ ghi nhận.

Xin vui lòng không sử dụng bài viết, bài dịch cho mục đích thương mại mà chưa liên hệ với tác giả bài viết gốc và dịch giả. Nếu các bạn có nhu cầu chia sẻ bài viết này với mục đích phi lợi nhuận, xin ghi rõ:
Nguồn bài viết gốc:
Nguồn dịch:
Hành lang Tâm lý (hanhlangtamly.blogspot.com/ www.facebook.com/hanhlangtamly)
http://hanhlangtamly.blogspot.com/2015/06/tai-sao-cam-giac-duong-ve-dai-hon.html




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel