chia sẻ

HIỆU QUẢ CỦA TRỊ LIỆU TÂM ĐỘNG VÀ TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH VỚI RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở TRẺ

Tỉ lệ trầm cảm ở trẻ em tại Hoa Kỳ theo giới tính và tuổi

JOURNAL OF PSYCHOTHERAPY AND PSYCHOSOMATICS 5/9/2014

Một nhóm các nhà tâm lý tại Hi Lạp đã công bố trên tạp chí Psychotherapy and Psychosomatics nghiên cứu tìm hiểu về vai trò của lòng tự tín (đánh giá cao, cho rằng bản thân mình có giá trị - self-esteem) và khả năng điều chỉnh xã hội của trẻ em và trẻ vị thành niên. Cả hai yếu tố trên đều cho thấy giúp trẻ có khả năng đối mặt hiệu quả trước các tình huống gây stress thường ngày và có chức năng bảo vệ trẻ trước trầm cảm.

Nhóm nghiên cứu tiến hành trị liệu trong vòng 9 tháng với 72 thân chủ từ 9 đến 15 tuổi. Trong đó , một nhóm được chỉ định tham gia trị liệu hệ thống gia đình thống hợp (systems integrated family therapy – FT) trong 90 phút đều đặn 8-14 tuần với trọng tâm xoay quanh các vấn đề gia đình nhưng không chú trọng đến quá khứ tuổi thơ hay các xung đột nội tâm lý chưa được giải quyết. Một nhóm khác được chỉ định tham gia các buổi trị liệu tâm động tập trung vào cá nhân (PP) trong vòng 50 phút xuyên suốt 16-30 tuần, tập trung vào các mối quan hệ liên cá nhân, những căng thẳng trong đời sống cùng việc gắn bó gây rối loạn chức năng bên cạnh các buổi làm việc với cha mẹ (cứ 2 buổi làm việc với trẻ sẽ có một buổi vói cha mẹ), chú ý vào cùng những vấn đề trên, do một nhà chuyên môn khác thực hiện.
Kết quả cho thấy cả hai phương pháp đều giúp cải thiện một cách có ý nghĩa các triệu chứng trầm cảm. Những ca “khó” thường có cải thiện đáng kể nhất, giảm thiểu gánh nặng trên các vấn đề điều chỉnh xã hội và lòng tự tín ở các buổi theo dõi về sau. Những phát hiện này phản ánh tầm quan trọng của lòng tự tín và khả năng điều chỉnh xã hội trong rối loạn trầm cảm của trẻ có stress mạn tính. Cả hai yếu tố trên đều giúp trẻ đối mặt với những môi trường gây căng thẳng, như cha mẹ có rối loạn tâm lý, ngược đãi, xung đột gia đình hay thiếu vắng sự hỗ trợ, tình cảm từ cha mẹ.
Thêm vào đó, lòng tự tín và khả năng điều chỉnh xã hội còn có thể giúp giảm thiểu các phản ứng tim mạch (như nhịp tim hay sự thay đổi nhịp tim) và viêm nhiễm trước stress, từ đó giúp bảo vệ trẻ khỏi trầm cảm. Tuy nhiên, khác biệt giữa số lượng các buổi làm việc (8-14 với FT và 16-30 với PP) dấy lên quan ngại về sự chênh lệch giữa mức độ hiệu quả về mặt chi phí giữa hai cách tiếp cận. Trong tương lai, cần có thêm các nghiên cứu so sánh tính hiệu quả giữa FT hay PP với phương thức điều trị trầm cảm cho trẻ đang được khuyến nghị hiện tại là CBT, trị liệu nhận thức hành vi và trị liệu liên cá nhân.
Các bạn có thể tự do chia sẻ và sử dụng bài viết (cũng như bài dịch) này với mục đích phi thương mại với điều kiện ghi rõ nguồn là từ Psy Post (và nguồn dịch là Hành lang Tâm lý). Việc sử dụng bài viết và bản dịch này trên mạng cần phải có đường dẫn về trang bài viết của Psy Post http://www.psypost.org/2014/09/better-troubled-adolescents-psychodynamic-therapy-family-therapy-27896 và đường dẫn bài dịch http://hanhlangtamly.blogspot.com/2015/09/tri-lieu-tam-ly-tram-cam-tre-em.html . Những ngoại lệ khác với mục đích thương mại cần có phép bằng văn bản của Psy Post và thông báo cho người dịch.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel