chia sẻ

MỐI LIÊN HỆ GIỮA NHẮN TIN ĐIỆN THOẠI VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH NỮ

Tác động của nhắn tin và kết quả học tập
Theo một nghiên cứu vừa được công bố của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), các bạn học sinh nữ “nghiện” nhắn tin thường có kết quả học tập tệ hơn so với các bạn học sinh nam.
Chủ nhiệm nghiên cứu, TS. Kelly Lister-Landman thuộc trường ĐH Cộng đồng Hạt Delaware, cho biết, “Có vẻ như vấn đề đến từ bản chất cưỡng bách của việc nhắn tin thay vì đơn thuần từ tần số tin nhắn. Triệu chứng nhắn tin cưỡng chế (cảm thấy bắt buộc phải nhắn tin) phức tạp hơn nhiều so với việc nhắn tin nhiều thông thường. Nó liên quan tới việc các bạn cố gắng và thất bại trong việc ‘cai’ nhắn tin, các bạn có thể trở nên phòng vệ hơn khi người khác đặt câu hỏi về hành vi này, đồng thời sẽ cảm thấy thất vọng vì không thể thực hiện hành động nhắn tin.”
Nhắn tin hiện đã trở thành phương tiện giao tiếp yêu thích của các bạn tuổi vị thành niên. Theo nghiên cứu Dự án Internet và Cuộc sống Hoa Kỳ Pew do Lenhart thực hiện năm 2012, các bạn thiếu niên nhắn và nhận trung bình 167 tin nhắn một ngày. Nghiên cứu cũng cho thấy 63% các bạn thiếu niên mỗi ngày đều nhắn tin trong khi chỉ 39% sử dụng điện thoại để gọi điện.

Trong nghiên cứu đầu tiên về mối liên hệ giữa hành vi nhắn tin cưỡng chế và kết quả học tập này, Liser-Landman và cộng sự đã khảo sát 403 học sinh (211 nữ và 192 nam) học lớp 8 và lớp 11trong các trường học thuộc những thành phố bán nông thôn vùng Trung Tây Hoa Kỳ. Đa phần các em đều đến từ các gia đình có cả cha lẫn mẹ (68%) và là người da trắng (83%), mẫu này giúp đại diện các đặc điểm dân số của các trường học trong hạt.

Cùng với những yếu tố có liên quan khác, Lister-Landman cùng các đồng nghiệp đã thiết kế Thang đo Nhắn tin Cưỡng chế để đánh giá cách thức việc nhắn tin tác động đến khả năng hoàn thành các nhiệm vụ của những người tham gia nghiên cứu, mức độ nhắn tin và liệu họ có cố gắng giấu nhẹm hành vi nhắn tin của mình hay không. Các học sinh cũng hoàn thành một bảng hỏi về năng lực học tập và khả năng tự điều chỉnh trong trường. Kết quả cho thấy mối liên hệ giữa nhắn tin cưỡng chế và khả năng học tập chỉ hiện diện trong nhóm học sinh nữ, các yếu tố liên quan đến học tập bị ảnh hưởng bao gồm điểm số, mức độ gắn kết với trường lớp và cảm giác về năng lực học thuật.

Lister-Lindman cho biết, tuy các bạn nữ không nhắn tin thường xuyên hơn các bạn nam nhưng có vẻ như mục đích nhắn tin của hai bên có những sự khác biệt. “Từ những gì chúng tôi biết về truyền thông Internet, nghiên cứu trước đây (Baron, 2004) cho thấy học sinh nam thường dùng Internet để thu thập thông tin trong khi học sinh nữ thường dùng Internet để tương tác xã hội và xây dựng quan hệ nhiều hơn”. “Các bạn nữ trong giai đoạn này cũng nói chuyện, nghiền ngẫm, suy đi nghĩ lại về nhiều việc, trong nhiều hoàn cảnh, hơn các bạn nam. Vì vậy, có thể bản chất những tin nhắn mà các nữ gửi và nhận sẽ gây xao nhãng, cản trở khả năng học tập nhiều hơn.”

Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận rằng nghiên cứu này bị giới hạn bởi những câu trả lời mang tính tự đánh giá chủ yếu do những học sinh da trắng thực hiện tại một thành phố nhỏ miền Trung Tây. Nghiên cứu trong tương lai có thể sẽ tiếp tục ví dụ thông qua việc quan sát các học sinh khi nhắn tin, tìm hiểu chi phí điện thoại hàng tháng và phỏng vấn với cha mẹ. “Hơn nữa, sẽ rất thú vị nếu chúng ta nghiên cứu những động cơ của trẻ vị thành niên khi nhắn tin, đồng thời tìm hiểu tác động của việc thực hiện đa tác vụ lên khả năng học tập”, Lister-Landman cho biết.

Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Psychology of Popular Media Culture® của APA
Article: “The Role of Compulsive Texting in Adolescents’ Academic Functioning,” by Kelly M. Lister-Landman, PhD, Chestnut Hill College (when the study was conducted; now at Delaware County Community College); Sarah E. Domoff, PhD, University of Michigan; and Eric F. Dubow, PhD, Bowling Green State University and University of Michigan, Psychology of Popular Media Culture, published online Oct. 5, 201
Link nghiê cứu:


Các bạn có thể tự do chia sẻ và sử dụng bài viết (cũng như bài dịch) này với mục đích phi thương mại với điều kiện ghi rõ nguồn là từ APA (và nguồn dịch là Hành lang Tâm lý). Việc sử dụng bài viết và bản dịch này trên mạng cần phải có đường dẫn về trang bài viết của APA http://www.apa.org/news/press/releases/2015/10/compulsive-texting-girls.aspx và đường dẫn bài dịch http://hanhlangtamly.blogspot.com/2015/10/tac-hai-nhan-tin-va-ket-qua-hoc-tap-hoc-sinh.html .Những ngoại lệ khác với mục đích thương mại cần có phép bằng văn bản của APA và thông báo cho người dịch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel