chia sẻ

MỐI LIÊN HỆ GIỮA STRESS VÀ BẤT HÒA GIA ĐÌNH VỚI HÀNH VI NGHIỆN INTERNET Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Nguyên nhân nghiện internet

ERIC W. DOLAN ON 21/4/2010
Dù hành vi nghiện internet đã được xem là một vấn đề sức khỏe tinh thần từ những năm 90, chúng ta vẫn không biết nhiều về nguyên nhân của hành vi này.
Theo một nghiên cứu được xuất bản trên Cyber Psychology & Behavior, việc trẻ vị thành niên không hài lòng với gia đình và các sự kiện gây stress có khả năng liên hệ tới những hành vi nghiện internet.
Nghiên cứu được công bố năm 2009 do Lawrence T. Lam, Zi-wen Peng, Jin-cheng Mai, và Jin Jing thực hiện.
Trong nghiên cứu của mình, Lam và các cộng sự đã khảo sát 1639 học sinh từ 12 đến 18 tuổi.
“Những học sinh thất vọng với gia đình thường có khả năng nghiện internet cao gấp 2,5 lần so với những bạn cảm thấy hài lòng.”
Mối liên hệ giữa stress và vấn đề nghiện còn cao hơn.
“Tỉ lệ nghiện cao hơn 10 và 2,8 lần lần lượt đối với những bạn vừa trải nghiệm sự kiện gây stress nặng và vừa so với những bạn không trải qua sự kiện gây căng thẳng.”
Nghiên cứu còn phát hiện nam giới có khả năng nghiện internet cao gấp 50% so với nữ giới.
Kết quả cho thấy triệu chứng nghiện internet có thể bị gây ra do việc sử dụng internet như một cơ chế phòng vệ đối phó với stress và các vấn đề liên quan tới stress. Những bạn trẻ có mối quan hệ tiêu cực với gia đình hay vừa trải qua tình huống gây stress có thể sử dụng internet để làm xao nhãng bản thân.
Nếu việc không hài lòng với gia đình hay phải trải qua các sự kiện gây stress là những vấn đề dai dẳng, trẻ vị thành niên có thể phụ thuộc vào nguồn gây xao nhãng này để kiểm soát mức độ stress của mình.
Theo Lam và cộng sự giải thích, stress đồng thời cũng liên hệ với các triệu chứng nghiện khác. “Chúng ta biết rằng stress là yếu tố nguy cơ dẫn đến nghiện chất và cũng là tác nhân dẫn tới xu hướng tái nghiện.”
Nghiên cứu:
Lam, L.T., Peng, Z., Mai, J. & Jing, J. (2009). Factors associated with internet addiction among adolescents. CyberPsychology & Behavior, Vol 12, No 5.


Các bạn có thể tự do chia sẻ và sử dụng bài viết (cũng như bài dịch) này với mục đích phi thương mại với điều kiện ghi rõ nguồn là từ Psy Post (và nguồn dịch là Hành lang Tâm lý). Việc sử dụng bài viết và bản dịch này trên mạng cần phải có đường dẫn về trang bài viết của Psy Post http://www.psypost.org/2010/04/stress-family-internet-addiction-596 và đường dẫn bài dịch http://hanhlangtamly.blogspot.com/2015/10/nguyen-nhan-nghien-internet-nghien-game.html.Những ngoại lệ khác với mục đích thương mại cần có phép bằng văn bản của Psy Post và thông báo cho người dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel