chia sẻ

KHÔNG CÓ GIA ĐÌNH VÀ BẠN BÈ, TRẢI NGHIỆM TUYỆT VỜI RA SAO CŨNG TRỞ THÀNH NHÀM CHÁN

Niềm vui cùng ban bè


27/1/2015 Daniel Yudkin
Hãy tưởng tượng bạn đang đi xem ca nhạc với bạn bè của mình, một thành viên ban tổ chức tiến lại nhóm các bạn và nói rằng các bạn đã may mắn được đề nghị đi vào hậu trường gặp thần tượng mà các bạn rất hâm mộ. Tuy nhiên, chỉ một người trong nhóm được đi mà thôi! Bạn có muốn trở thành người may mắn đó không? Với nhiều người, câu hỏi này chẳng hóc búa tí nào: ai lại từ chối cơ hội được gặp một ca sĩ tài danh hay nhận được chữ ký thần tượng của mình? Thế nhưng, kết quả nghiên cứu mới được xuất bản trên Psychological Science bởi Gus Cooney, Daniel Gilbert, and Timothy Wilson cho thấy bạn nên cân nhắc một lần nữa trước khi giành lấy cơ hội trên.
Cooney, Gilbert, và Wilson cho rằng các trải nghiệm thú vị – như việc gặp thần tượng – có thể mang lại những tác hại tiềm tàng. Nhóm nghiên cứu đặt giả thuyết rằng dù những sự kiện trên chắc chắn thoạt đầu có vẻ khiến chúng ta hạnh phúc, chúng cũng gây ra nguy cơ chia r mỗi người với bạn bè của mình, dẫn đến một cảm giác cô đơn khó chịu đến mức áp đảo bất kỳ những hứng thú nào được tạo ra trước đó.

Nhằm kiểm tra ý tưởng trên, các nhà nghiên cứu đã phân các nghiệm thể vào các nhóm 4 người, đồng thời yêu cầu họ xem một đoạn phim. Trong mỗi nhóm, 3 người được cho biết rằng họ sẽ xem một đoạn phim được những khán giả khác trước đây đánh giá 2 “sao”; ngược lại, nghiệm thể còn lại được cho xem một đoạn phim 4 “sao”. Sau khi xem phim, cả bốn nghiệm thể sẽ có thời gian bàn luận với nhau, và cuối cùng, mỗi người sẽ tự đánh giá khái quát mức độ hạnh phúc của mình.  

Thông thường, chúng ta có thể nghĩ rằng người xem phim 4 “sao” sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Vì sau cùng, đó là người may mắn được xem đoạn phim “thú vị” trong khi những người khác “xui xẻo” xem trúng đoạn phim tệ hại. Có điều, thực tế lại chứng minh ngược lại: những người xem đoạn phim “hay” hóa ra lại cảm thấy kém hạnh phúc hơn những người khác trong nhóm. Tại sao? Số liệu cho thấy những người có “trải nghiệm thú vị” cảm thấy bị loại trừ khỏi cuộc trò chuyện sau khi xem phim và tất cả những hứng thú họ có lúc xem đều hoàn toàn bị xóa sổ.
Tương tự, nó sẽ giống khi bạn ra hậu trường gặp thần tượng của mình trong lúc những bạn bè khác la cà hàng quán và nói chuyện cười đùa.

Nghiên cứu này cho thấy các giá trị hưởng thụ từ những trải nghiệm ta có không phải đến từ những vui thú tức thời mà nó mang lại nhưng bắt nguồn từ niềm vui theo sau khi ta chia sẻ chúng với người khác. Với nhiều người trong chúng ta, những câu chuyện ta có sẽ dần tích tụ, bồi đắp thêm phần phong phú khi ta kể lại với mọi người, những điều không thể có được nếu ta chỉ trải nghiệm một mình. 

Ở một mức độ phổ quát hơn, nghiên cứu cũng chỉ ra tính ngẫu nhiên xã hội trong hiểu biết của ta về thế giới. Mọi thứ chúng ta làm và chứng kiến đều được diễn dịch thông qua tương tác của ta và người xung quanh. Tính gắn kết này lớn đến mức người khác sẽ định hình trải nghiệm của ta không chỉ sau khi trải nghiệm diễn ra mà còn trong khi nó đang xảy đến. Đây là luận điểm được minh chứng sống động trong một nghiên cứu khác cũng được xuất bản trên Psychological Science. Nghiên cứu này được thực hiện bởi Erica Boothby, Margaret Clark và John Bargh, tìm hiểu về sức mạnh của “trải nghiệm chung”. Trong đó cho thấy, chỉ cần cảm giác liên kết thôi cũng đã đủ để khuếch đại mức độ nhận thức về một cảm nhận, ví dụ như hương vị của chocolate. 

Trong một thực nghiệm được thiết kế rất chỉn chu, các nhà khoa học yêu cầu các nghiệm thể ngồi vào bàn với một người khác, đồng thời đánh giá hai thanh chocolate. Tuy nhiên họ không biết rằng, “người ngồi chung” với họ thực chất là cộng tác viên, người phối hợp với các nhà nghiên cứu. Người tham gia sẽ nếm một trong hai thanh chocolate cùng lúc với “người ngồi chung”, thanh còn lại nghiệm thể sẽ nếm khi “người ngồi chung” đi làm một chuyện khác. (Hình phạt – làm đau – sẽ được sử dụng để đảm bảo người tham gia khộng nhìn thấy câu trả lời của người kia)
Bạn nghĩ thanh chocolate nào sẽ ngon hơn? Theo các nghiệm thể, một trong hai thanh ngon ngọt – đồng thời nhìn chung khiến họ thích thú – hơn thanh còn lại rất nhiều. Tuy nhiên, đây là bí mật: hai thanh hoàn toàn tương tự nhau. Khác biệt duy nhất là các nghiệm thể đã nếm một trong hai thanh – 
và là thanh “ngon” hơn – cùng lúc với “người ngồi chung”.

Nghiên cứu này cho thấy sức mạnh của tính liên kết trong việc thay đổi những tính chất căn bản của trải nghiệm. Cần ghi nhận là điều này diễn ra không phải vì “bạn đồng hành” khiến cho tất cả các trải nghiệm khác trở nên tốt hơn – mà là vì nó khiến những cảm nhận trở nên phân cực hơn: trong một nghiên cứu tiếp nối, các nhà khoa học chứng minh rằng việc cùng nhau trải nghiệm sẽ khiến vị đắng trở nên đắng hơn. Cảm giác tập thể có vẻ nâng tầm cả những thích thú tích cực lẫn những khó chịu tiêu cực. Như lục bình trên sông, con người cũng tụ lại thành tập thể. Những tập thể này phục vụ nhiều mục tiêu khác nhau: đem đến sự bảo vệ và an toàn, mang lại nguồn lực thể chất và tinh thần, đồng thời cung cấp cảm giác ý nghĩa và được thuộc về. Nó thậm chí còn mang lại một sức mạnh lớn lao hơn nữa: ảnh hưởng tích cực đến cách chúng ta diễn dịch thế giới. Pháo hoa rực rỡ cỡ nào cũng sẽ thành nhàm chán nếu ta chỉ có một mình; khung cảnh tầm thường ra sao cũng sẽ thành thú vị nếu có bạn bè bên cạnh. Mọi người sẽ tô vẻ màu sắc cho cuộc sống đơn điệu. Như vậy, có vẻ cách tốt nhất để thưởng thức buổi hòa nhạc tiếp theo là lựa chọn chính xác người đi cùng mình thay vì tin vào thông tin quảng cáo.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel