chia sẻ

KÝ ỨC NÀO LÚC NHỎ SẼ ĐỊNH HÌNH CUỘC SỐNG CHÚNG TA KHI TRƯỞNG THÀNH?

Hành vi của cha mẹ ảnh hưởng đến tương lai con cái
Agent Illustrateur/Ikon Images

19/12/2014 MAANVI SINGH
Đa phần chúng ta không nhớ gì về hai hay ba năm đầu đời – nhưng những kinh nghiệm đầu tiên đó lại gắn chặt với chúng ta trong nhiều năm và kéo dài ảnh hưởng lên tận tuổi trưởng thành.

Tuy nhiên mức độ và cách thức tác động vẫn là câu hỏi mà các nhà nghiên cứu đang đi tìm câu trả lời. Dưới đây là hai nghiên cứu tìm hiểu về cách thức hành vi cha mẹ trong những năm đầu của trẻ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của chúng ra sao, đồng thời xem xét sự khác biệt về tính khí của trẻ đóng vai trò như thế nào.

Nghiên cứu đầu tiên được xuất bản trên Child Development cho thấy cách thức cha mẹ nâng đỡ về mặt cảm xúc trong 3,5 năm đầu của con có tác động lên giáo dục, đời sống xã hội và các mối quan hệ tình cảm của “trẻ” kéo dài đến tận 20 hay 30 năm sau đó.
Trẻ nhỏ được nuôi dạy trong những môi trường gia đình quan tâm và nâng đỡ, khi lớn lên, thường thực hiện các trắc nghiệm được chuẩn hóa với kết quả tốt hơn. Các đối tượng này cũng thường đạt được những bằng cấp cao hơn khi trưởng thành, đồng thời hòa hợp với bạn bè cũng như thỏa mãn hơn về những mối quan hệ tình cảm của mình.   

Lee Raby, tâm lý gia và nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại ĐH Delaware – người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Có vẻ như ít nhất là trong những năm đầu đời, vai trò của cha mẹ là giao tiếp với trẻ và cho các em biết rằng, ‘Cha mẹ luôn ở đây vì con những khi con cần, mỗi khi con buồn bã. Còn khi con không cần, cha mẹ là những người luôn cổ vũ, động viên con.”

Raby sử dụng dữ liệu được thu thập từ 243 người tham gia Nghiên cứu chiều dài Minnesota về Nguy cơ. Tất cả các nghiệm thể đều được theo dõi từ khi sinh ra cho tới năm 32 tuổi. Raby cho biết, “Các nhà nghiên cứu đôi khi đến nhà của nghiệm thể. Một số lần khác họ đưa cả trẻ và cha mẹ đến trường ĐH và quan sát cách hai bên tương tác với nhau.”

Tất nhiên là hành vi của cha mẹ trong những năm đầu chỉ là một trong những yếu tố tác động, nó không nhất thiết là yếu tố duy nhất đưa đến những thuận lợi mà trẻ có được như trong nghiên cứu. Trong quá trình tính toán kết quả, các nhà nghiên cứu còn tính đến tình trạng kinh tế xã hội và môi trường mà nghiệm thể sinh sống.

Cuối cùng, nhóm phát hiện khoảng 10% thành công về mặt học thuật của một cá nhân có liên hệ đến chất lượng cuộc sống gia đình vào lúc nghiệm thể 3 tuổi. Những kinh nghiệm trong quá trình lớn lên, các yếu tố di truyền và thậm chí cả may mắn chịu trách nhiệm cho 90% còn lại. Yếu tố tâm lý ở trẻ cũng là một tác nhân trong đó.

Nghiên cứu thứ hai phát hiện những trải nghiệm đầu đời của trẻ giúp tiên đoán khả năng phát triển rối loạn ám sợ xã hội vào tuổi vị thành niên – điều này xảy ra chỉ với những trẻ đặc biệt nhạy cảm hay thiếu sự tin tưởng khi còn nhỏ.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học từ ĐH Maryland đã quan sát cách thức 165 trẻ tương tác với cha mẹ của mình. Khi tách chúng ra khỏi phụ huynh, một số trẻ sẽ trở nên khó chịu nhưng nhanh chóng trở lại bình thường khi được gặp lại cha mẹ. Một số trẻ khác lại gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tin tưởng phụ huynh sau khi bị chia tách trong thời gian ngắn, các bé này không thể bình tĩnh ngay cả khi đã được ở bên cha mẹ.

Những trẻ nhạy cảm quá mức ở trên thường cho biết cảm thấy lo âu khi phải giao tiếp và tham dự tiệc tùng khi các bạn bước vào tuổi thiếu niên.

Tất cả những điều này có ý nghĩa gì? Đầu tiên, theo Jay Belsky, giáo sư về phát triển con người tại ĐH California – người không tham gia vào cả hai nghiên cứu, nó cho thấy sự phát triển của con người là rất phức tạp. Chúng ta biết rằng những trải nghiệm đầu tiên thường ảnh hưởng đến tất cả mọi người theo một chừng mực nào đó. Và chúng ta cũng biết rằng, tùy vào sự khác biệt của yếu tố tâm lý cá nhân mà một vài người sẽ trở nên nhạy cảm với các yếu tố môi trường hơn những người khác.

Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể phục hồi sau những kinh nghiệm đau thương thời thơ ấu. Belsky cho biết “Với một số người, trị liệu hay thiền định có thể có hiệu quả,” “Điều này khá lý thú vì hiện nay đang có những bằng chứng cho thấy những trẻ phải chịu đựng những điều kiện tiêu cực cũng là những trẻ thật sự phát triển dưới những hoàn cảnh tích cực hơn.”



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel