chia sẻ

HAI YẾU TỐ GÂY TRỞ NGẠI CHO QUAN HỆ TÌNH CẢM


Một nghiên cứu mới vừa cho thấy việc kì vọng người mình yêu “đọc” được suy nghĩ của chúng ta trước những hành động họ gây ra; hay khi chúng ta rút lui khỏi những xung đột, việc mất nối kết có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ hai bên.

TS Keith Sanford, phó giáo sư tâm lý học và khoa học hành vi tại Trường Khoa học và Nghệ thuật, ĐH Baylor, cho biết, dù rút lui hay cố gắng đọc suy nghĩ là những dạng “xoa dịu” thường thấy trong các mối quan hệ, chúng lại có thể rất nguy hiểm theo nhiều cách thức và lý do khác nhau.
Sanford chia se, “Rút lui có thể là vấn đề lớn nhất trong các mối quan hệ,” “Nó là chiến lược phòng thủ chúng ta sử dụng khi cảm thấy mình bị tấn công, đồng thời có tương quan trực tiếp giữa việc rút lui và mức hài lòng trung bình thấp về mối quan hệ.”
Trong khi đó, “yên lặng thụ động”, khái niệm về việc kì vọng người kia có thể đọc được suy nghĩ của bạn, lại là chiến lược được huy động khi bạn cảm thấy lo lắng trong một mối quan hệ, nó khiến cho hai người gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển phương hướng giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, nó có vẻ không nguy hiểm bằng việc rút lui, ông cho biết.
Nghiên cứu do Sanford và cộng sự thực hiện được xuất bản trên tạp chí Psychological Assessment. Theo Sanford, việc rút lui chưa chắc có ảnh hưởng tới khả năng dàn xếp xung đột nhưng việc hi vọng người kia đọc được suy nghĩ của mình lại có tác động trực tiếp tới khả năng giải quyết vấn đề của hai bên.
Các nhà khoa học đã thực hiện 3 nghiên cứu. Trong nghiên cứu đầu tiên, 2588 cặp vợ chồng hay những người sống chung với nhau thực hiện một bảng khảo sát. Họ mô tả một xung đột đơn lẻ cụ thể; đánh giá mức độ bản thân sử dụng rút lui hay yên lặng thụ động; và cuối cùng hoàn thành một thang đo mức độ hài lòng về mối quan hệ.
Trong nghiên cứu thứ hai, 233 người trưởng thành đã cam kết vào các mối quan hệ lãng mạn thực hiện một trắc nghiệm đo lượng mức độ rút lui, kì vọng đọc suy nghĩ, gắn bó, lo lắng, cảm xúc, hài lòng với mối quan hệ, và giao tiếp.
Trong nghiên cứu thứ ba, 135 sinh viên có các mối quan hệ lãng mạn được yêu cầu viết về một tình huống xung đột, sau đó họ sẽ trả lời những câu hỏi về việc cắt đứt trao đổi, về giao tiếp và cảm xúc khi xảy ra mâu thuẫn.
Việc rút lui khi một trong hai người chỉ trích hay than phiền là hành động né tránh khi người còn lại nhận diện một mối đe dọa, đồng thời “nó mang đặc điểm của ‘sự không hạnh phúc’ nhiều hơn. Ai cũng có thể vướng phải điều trên lúc này hay lúc khác, nhưng nó xuất hiện nhiều hơn trong những mối quan hệ căng thẳng,” Sanford chia sẻ.
Nghiên cứu cho thấy cá nhân thường rút lui khi họ chán nản hay trở nên vô cảm. Sanford nói, “Lúc đó họ sẽ có mong muốn duy trì sự tự chủ, quyền kiểm soát và khoảng cách.”
Trong khi đó, những người kỳ vọng người kia phải biết được sai lầm gì đang diễn ra mà không cần chia sẻ thì thường cảm thấy lo âu, hắt hủi hơn là đe dọa.
“Bạn có thể lo lắng về việc người kia thương bạn đến mức nào, và điều đó gắn với cảm giác bị bỏ rơi. Bạn sẽ cảm thấy buồn bã, đau đớn và bị tổn thương,” Sanford cho biết.
Những mâu thuẫn mà nếu một phía trông đợi phía còn lại đọc được tư tưởng của mình thường có xu hướng trở thành giao tiếp tiêu cực và giận dữ, nó cũng có thể dẫn đến một vòng xoáy không có lối ra.
Sanford bình luận, “Thông thường, trong một cặp sẽ có một người rút lui và người còn lại sẽ đòi hỏi. Một người càng đòi hỏi và than phiền bao nhiêu thì người còn lại sẽ rút lui nhiều bấy nhiêu, và chúng cứ tiếp tục như thế.”
“Đây là vấn đề vừa về việc nhận ra khi nào các hành vi trên diễn ra và tìm kiếm một giải pháp thay thế - giải pháp mang tính xây dựng và lịch sự hơn để giải quyết xung đột,” “Tuy nhiên, nói vẫn dễ hơn là làm.”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel