chia sẻ

NHÂN VIÊN CAO TUỔI VÀ CÁC VẤN ĐỀ TRONG TUYỂN DỤNG

Người lao động cao tuổi và tuyển dụng

Theo một nghiên cứu mới do Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, trong môi trường làm việc, tuổi tác rất quan trọng – tuy nhiên, việc tuyển dụng hay đề bạt dựa trên những khả năng tinh thần có liên quan đến tuổi tác lại mang đến nguy hiểm khôn lường.

Những nhân viên có thâm niên thường có nhiều kĩ năng rất quý giá, ví dụ như có “trí tuệ kết tinh” (crystallized intelligence) cao hơn, trong đó bao gồm khả năng ngôn ngữ cùng những kiến thức được đúc kết từ kinh nghiệm. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy, khi so sánh với những đồng nghiệp trẻ tuổi hơn, nhân viên cao tuổi thường có những dấu hiệu giảm sút về “trí tuệ lỏng” (fluid intelligence), bao gồm khả năng lý luận.

“Chúng tôi nhận thấy những nhân viên lớn tuổi thường thực hiện không tốt các trắc nghiệm về khả năng tinh thần tổng quát cũng như các trắc nghiệm về hình dung và lý luận quy nạp, đó là những trắc nghiệm giúp đánh giá trí tuệ lỏng,” nhà nghiên cứu Rachael M. Klein, nghiên cứu sinh tại ĐH Minnesota, cho biết. “Với số lượng người lao động cao tuổi trong lực lượng lao động cùng với những trường hợp phân biệt đối xử do tuổi tác đang tăng lên, việc người lao động cần chú ý để biết được mình đang thực hiện loại trắc nghiệm khả năng nhận thức nào ngày càng trở nên rất quan trọng.”

Bài báo liệt kê một số các nghiên cứu được thiết kế nhằm đo lường khả năng tinh thần tổng quát của người lao động cao tuổi. Một nghiên cứu trong đó lấy mẫu gồm 3375 ứng viên xin vào những công việc cấp quản lý – các vị trí phó giám đốc hay quản lý về các lĩnh vực chuyên môn, kỹ thuật, sản xuất và bán hàng. Độ tuổi của ứng viên trải dài từ 20 đến 74 tuổi vào thời điểm tuyển dụng. Các ứng viên hoàn thành các trắc nghiệm tâm lý được chuẩn hóa như một phần của một bộ trắc nghiệm về quản lý và chuyên môn.

Cả hai trắc nghiệm về khả năng nhận thức lỏng và kết tinh đều được thực hiện. Theo TS. Deniz S. Ones, đồng tác giả nghiên cứu, khả năng giải quyết vấn đề dựa trên trí tuệ lỏng không hẳn phụ thuộc vào việc học tập, nhưng lại tùy thuộc vào khả năng lý luận trừu tượng. Trong một trắc nghiệm giúp đo lường trí tuệ lỏng, ứng viên được yêu cầu lựa chọn bức hình phù hợp nhất trong tổng số bốn bức hình để khớp với hình mẫu. Việc đạt được điểm số cao trong kiểu trắc nghiệm thường được sử dụng trong tuyển dụng này cho thấy ứng viên có kỹ năng lý luận phân tích và phi ngôn ngữ cao hơn. Một trắc nghiệm trí tuệ lỏng khác bao gồm việc cho ứng viên xem qua một loạt các chữ cái và yêu cầu họ chọn nhanh các chữ nào giúp hoàn thành câu bị bỏ trống. Ones cho biết “Khả năng nhận thức kết tinh đại diện cho kiến thức ứng viên thu thập được”. Để đo khả năng này, ứng viên thường làm một trắc nghiệm về từ vựng.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, ở độ tuổi dưới 30, khả năng tinh thần tổng quát thường giảm dần theo tuổi tác chậm hơn so với các nhóm trên 59. “Trên 59 tuổi, điểm trắc nghiệm trung bình cho nhóm người cao tuổi sẽ giảm nhanh hơn khi tuổi tác của họ tăng lên.”

Về phương diện trí tuệ kết tinh, người lớn tuổi thường có điểm số trung bình cao hơn người trẻ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, khả năng lỏng sụt giảm nhanh chóng khi chúng ta già đi, trong khi khả năng lý luận quy nạp cũng có chiều hướng tương tự. Các nhà nghiên cứu cũng tìm được kết quả tương tự khi thực hiện trên các nhóm mẫu lớn và phổ quát hơn.

Các kết quả trên cần được các cấp quản lý sử dụng để giúp họ tránh việc phân biệt đối xử qua tuổi tác. “Với những khác biệc trong tuổi tác mà chúng tôi tìm thấy, các tổ chức nên cẩn trọng khi sử dụng một số trắc nghiệm về lý luận quy nạp,” TS Stephan Dilchert, tác giả nghiên cứu cho biết. “Việc tuyển dụng hay đề bạt mà chỉ dựa trên những yếu tố này sẽ làm tăng tỉ lệ các ứng viên trẻ được lựa chọn so với các ứng viên có thâm niên.”

Các tác giả kết luận, những nghiên cứu trong tương lai cần tập trung vào cách thức tối ưu giúp người lao động lớn tuổi chuyển sang các vị trí hay ngành nghề mới. Klein cho biết, “Cần thêm các nghiên cứu giúp nâng cao hiệu quả huấn luyện cho những nhân viên cao tuổi đang học những kỹ năng công việc mới có liên quan đến vị trí hay ngành nghề hiện tại của họ.”

Bài báo: “Cognitive Predictors and Age-Based Adverse Impact Among Business Executives,” by Rachael M. Klein, University of Minnesota; Stephan Dilchert, PhD, Baruch College, The City University of New York; Deniz. S. Ones, PhD, University of Minnesota; and Kelly Dages, PhD, General Dynamics Information Technology. Journal of Applied Psychology, published online Mar. 30, 2015.


http://www.apa.org/news/press/releases/2015/04/older-workers.aspx

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel