Trợ giúp người đau buồn |
Một nghiên cứu mới cho thấy, một số người khi cảm thấy buồn bã thường thích “tìm kiếm sự chấp nhận tiêu cực” (Negative validation)
“Tìm kiếm sự chấp nhận tiêu cực” là cho người khác biết rằng những cảm xúc mà chủ thể đang có là rất bình thường và hợp lý trong tình huống đó.
Những người có mức độ tự tín (self-esteem: tin tưởng vào khả năng hay giá trị của bản thân) thấp thường thích sử dụng cách an ủi này, trái ngược với việc người khác đang cố gắng làm họ vui lên.
Giáo sư Denise Marigold, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết:
“Những người có mức tự tín thấp thường muốn những người thân cận nhìn họ như chính cách họ nhìn nhận bản thân.
Vì thế, họ thường phản đối việc bạn bè nhìn nhận họ theo cách tích cực, từ chối cái mà chúng tôi gọi là “thay đổi cách biểu đạt theo hướng lạc quan tích cực” cùng những khuyến khích cải thiện tình huống họ gặp phải.”
Những cách động viên tích cực trên là một phản ứng tự nhiên của con người nhằm cố gắng giúp đỡ “thay đổi” cách nhìn tình huống của một người đang gặp chuyện không vui.
Chúng ta sẽ muốn nhắc nhớ người kia về những khía cạnh tích cực trong cuốc sống và tình huống của họ.
Tuy nhiên, Giáo sư Professor Denise Marigold nói thêm:
“Nếu những nỗ lực chỉ ra ánh sáng của bạn vấp phải sự im lặng đến từ đám mây đen đang bao phủ người kia, những gì tốt nhất bạn có thể làm có lẽ chỉ là nhìn nhận những khó khăn họ gặp phải và bày tỏ sự đồng cảm.”
Đây có lẽ là lý do tại sao một số người cảm thấy rất khó khăn khi trợ giúp những người đang trầm uất.
Họ cảm thấy những cách thế thông thường họ đối diện với nỗi buồn-cố gắng động viên ai đó vui vẻ- không còn hiệu lực nữa.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã ứng dụng những kịch bản giả thuyết, tương tác trong phòng thí nghiệm cùng nhiều ví dụ thực tế đời sống về các cách hỗ trợ mà chúng ta có thể nhận được.
Nhóm tìm ra rằng một số người nhận thấy việc giúp đỡ những người có mức tự tín thấp là cực kỳ khó khăn.
Không những chiến lược “động viên” của họ thất bại mà chính họ còn cảm thấy bản thân và mối quan hệ trở nên tệ hơn trước.
Như vậy, nên sử dụng đúng kiểu trợ giúp tương ứng với kiểu người phù hợp.
Những người có mức tự tín cao không hề cảm thấy “phiền toái” khi được động viên, tuy nhiên kiểu người ngược lại thì thường thích cách tiếp cận mang tính thấu cảm nhiều hơn.
Nghiên cứu được xuất bản trên the Journal of Personality and Social Psychology (Marigold et al., 2014).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét