chia sẻ

CHIA SẺ ĐAU ĐỚN MANG CON NGƯỜI XÍCH LẠI GẦN NHAU HƠN

Đau khổ và tình đoàn kết


Điều gì không hạ gục chúng ta, sẽ làm chúng ta mạnh hơn, ít nhất là với nhóm. Đây là kết quả từ nghiên cứu mới được công bố trên Psychological Science, một tạp chí của Hiệp hội Khoa học Tâm lý.

Nghiên cứu cho thấy đau đớn có thể mang lại những hiệu quả xã hội tích cực, nó như một loại “chất keo xã hội” thúc đẩy gắn kết và đoàn kết trong nhóm;

“Phát hiện của chúng tôi cho thấy đau đớn là nhân tố giúp cố kết và hợp tác rất mạnh mẽ giữa những người có cùng trải nghiệm đau đớn,” nhà khoa học tâm lý và là chủ nhiệm nghiên cứu, Brock Bastian thuộc ĐH New South Wales cho biết. “Kết quả lý giải  việc tại sao tình đồng chí lại phát triển giữa những người lính hay giữa những người cùng chia sẻ những kinh nghiệm khó khăn hay đau khổ.”

Bastian và cộng sự là Jolanda Jetten và Laura J. Ferris thuộc ĐH Queensland đã tìm hiểu mối liên hệ giữa đau đớn và gắn kết xã hội trong một loạt các thực nghiệm với sinh viên.

Trong thực nghiệm đầu tiên, các nhà nghiên cứu tiến hành chỉ định ngẫu nhiên 54 sinh viên, trong các nhóm nhỏ, thực hiện một nhiệm vụ gây đau đớn hoặc làm một nhiệm vụ tương tự nhưng ít đau đớn hơn. Các sinh viên phải nhúng tay vào một thùng nước. Với một số, nước sẽ lạnh cóng, trong khi một số thì nước chỉ có nhiệt độ thông thường.

Nhiệm vụ thứ hai yêu cầu các sinh viên phải ngồi xổm (ngồi lâu sẽ rất đau) hoặc phải giữ thăng bằng trên một chân, tuy nhiên các sinh viên giữ thăng bằng có quyền đổi chân hay sử dụng chống đỡ để tránh mệt mỏi.

Sau đó họ sẽ đánh một bảng khảo sát được thiết kế để đo lường mức độ cảm nhận về nhóm của mình (“tôi cảm thấy mình là một phần của nhóm”, “tôi cảm thấy trung thành với các thành viên khác”)

Những sinh viên thực hiện nhiệm vụ có hay không sự đau đớn đều không có những khác biệt trong cảm xúc tiêu cực hay tích cực.

Tuy vậy, lại có khác biệt rõ ràng trong gắn kết nhóm: Những sinh viên trải qua nhiệm vụ đau đớn cho thấy có mức độ gắn kết cao hơn so với những người tham gia thực hiện các nhiệm vụ bình thường, điều này vẫn đúng ngay cả khi các nhà nghiên cứu đã tính đến các nhân tố như tuổi, giới tính và kích cỡ nhóm.

Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng chia sẻ đau đớn không chỉ làm tăng tinh thần đoàn kết mà còn giúp nâng cao khả năng hợp tác nhóm trong thực tế.

Trong một thực nghiệm với nhóm sinh viên khác, mỗi nhóm sẽ chơi một trò chơi lựa chọn những con số từ 1 cho đến 7 – nếu tất cả mọi người trong nhóm chọn số 7, họ sẽ được mức thưởng cao nhất. Nhưng nếu họ chọn các con số khác nhau, người chọn số thấp hơn sẽ được mức thưởng cao hơn mức ở trên. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những sinh viên thực hiện những nhiệm vụ đau đớn trong cùng nhóm thường chọn các con số lớn hơn những người thực hiện các nhiệm vụ thông thường, điều này cho thấy những sinh viên trong nhóm đau đớn có nhiều động lực hợp tác với nhóm hơn.

Bastian kết luận, “Phát hiện này giúp kiểm chứng giả thuyết ‘đau đớn là chất keo gắn kết xã hội’, nó nhấn mạnh việc [qua đau đớn] con người không chỉ thấy gần gũi hơn với người xung quanh mà còn sẵn sàng hi sinh lợi ích của mình vì nhóm.”

Chia sẻ đau đớn thậm chí còn cải thiện hợp tác ngay cả khi phải ăn tương ớt.
Các nhà nghiên cứu ban đầu chứng minh nhóm chỉ định ngẫu nhiên không có bất kỳ nhận diện tương đồng nào ngoài nhiệm vụ sẽ thực hiện. Cơn đau được vài sinh viên trải nghiệm chỉ phục vụ một chức năng nguyên nhân duy nhất là hướng sự tập trung của các sinh viên khác vào chia sẻ đau đớn, từ đó giúp nâng cao cố kết nhóm.

Kết quả này đem đến một góc nhìn sâu rộng đối với những hành vi xã hội, tôn giáo và thậm chí tình dục trên khắp thế giới, những hoạt động có liên quan đến một số yế tố đau đớn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tranh luận rằng liệu phát hiện này có mở rộng đến những kinh nghiệm thường nhật của chúng ta hay không:

“Những kiểu trải nghiệm đau đớn này có thể khá phổ biến”, Bastian ghi nhận. “Phát hiện của chúng tôi có thể hướng đến việc hiểu rõ hơn những tiến trình xã hội trong những môi trường như các chương trình huấn luyện thể chất dạng tập trung, các môn thể thao đội nhóm, các khó khăn trong việc điều hành cùng những kinh nghiệm thử thách thể chất khác được nhiều người cùng chia sẻ. “Nằm gai” cùng bè bạn có thể đem đến những hệ quả xã hội tích cực!”

Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi Quỹ Khám phá Hội đồng Nghiên cứu Australia.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel