chia sẻ

VÌ SAO SỐNG TỬ TẾ LẠI TỐT CHO BẠN?

Lòng nhân ái
Hàng nhiều thập kỷ nay, các nghiên cứu lâm sàng chỉ tập trung tìm hiểu tâm lý dưới khía cạnh những đau khổ của con người. Tuy nhiên, tương ứng với mặt tiêu cực, những khổ đau đó cũng có điểm sáng mà các nghiên cứu lại ít chú ý tới: sự tử tế, hay cụ thể hơn là lòng nhân ái (compassion). Khổ đau của con người thường đi kèm với những hành động tử tế cao đẹp của những người xung quanh, mong muốn hay tìm cách xoa dịu khó khăn đó. Điều gì khiến chúng ta sẵn sàng tham gia hoạt động tình nguyện (thống kê của Bộ Lao Động Mỹ cho thấy 26,5% dân số tham gia các hoạt động tình nguyện trong năm 2012)? Điều gì thúc đẩy chúng ta phục vụ người khác qua các bữa cơm thiện nguyện, nhà tình thương, cho đến việc sẵn sàng sửa xe hay chăm sóc những con vật lang thang?

Lòng Nhân ái là gì?

Lòng nhân ái là gì và nó khác thấu cảm (empathy) hay vị tha (altruism) như thế nào? Định nghĩa lòng nhân ái thường hay bị nhầm lẫn với thấu cảm. Thấu cảm, theo định nghĩa của các nhà nghiên cứu, là việc ta trải nghiệm cảm xúc hay thể lý cảm giác của người khác. Có thể xem nó như một hành động tự động phản ánh xúc cảm của người khác, như khi chúng ta khóc trước nỗi buồn của một người bạn thân. Lòng vị tha là hành động đem lại lợi ích cho người xung quanh (vị = vì, tha = tha nhân).  Nó có thể đi kèm hay thiếu vắng thấu cảm hoặc nhân ái, ví dụ những trường hợp quyên góp từ thiện để trốn thuế. Dù những thuật ngữ này có liên hệ đến lòng nhân ái, chúng lại không tương đương nhau.
Lòng nhân ái hay sự tử tế thường bao gồm việc đáp trả một cách thấu hiểu cùng một hành vi vị tha. Lòng nhân ái – sự tử tế được định nghĩa là một đáp ứng cảm xúc khi ta nhận thấy những đau khổ, đồng thời đi kèm là mong muốn giúp đỡ cách chân thành.

Lòng nhân ái là phản ứng bẩm sinh hay được học tập?
Mặc cho sự chống đối của các nhà kinh tế, một lượng lớn các bằng chứng hiện cho thấy cả con người và động vật đều có một “bản năng nhân ái” từ ở trong xương tủy, thuật ngữ này được nhà nghiên cứu Dacher Keltner thuộc ĐH California, Berkeley sử dụng. Nói cách khác, lòng nhân ái là một phản xạ tự nhiên và tự động giúp đảm bảo sự sinh tồn của chúng ta. Nghiên cứu được thực hiện bởi Jean Docety thuộc ĐH Chicago cho thấy, ngay cả chuột cũng có xu hướng đồng cảm với đồng loại đang đau khổ, đồng thời sẵn sàng giúp đỡ đồng loại ra khỏi cảnh khó khăn. Các nghiên cứu trên tinh tinh và trẻ nhỏ chưa có khả năng học phép lịch sự cũng ủng hộ nhận định trên. Michael Tomasello cùng các nhà nghiên cứu khác tại Viện Max Planck, Đức, đã phát hiện trẻ sơ sinh và tinh tinh tự động thực hiện các hành vi giúp đỡ và thậm chí còn vượt qua các trở ngại để thực hiện điều này. Hành động này có vẻ bắt nguồn từ động lực bẩm sinh, không kỳ vọng nhận được bất kỳ phần thưởng gì.
Một nghiên cứu cho thấy đường kính đồng tử (dùng để đo khả năng chú ý) của trẻ sơ sinh giảm khi các em giúp đỡ hay thấy một người được giúp đỡ. Điều này chứng minh việc các bé giúp người khác không phải chỉ vì phần thưởng. Có vẻ như bản thân việc đau khổ được xoa dịu đã là một phần thưởng – dù các bé có tự mình tham gia trợ giúp hay không. Các nghiên cứu mới đây của David Rand thuộc ĐH Harvard cho thấy xung năng đầu tiên xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ là hỗ trợ người khác. Nghiên cứu của Dale Miller, ĐH Cao học Kinh doanh Stanford cũng chứng minh điều này có diễn ra ở người trưởng thành, tuy nhiên, chính việc lo ngại người khác nghĩ rằng mình đang hành động vì tư lợi có thể ngăn cản xung năng giúp đỡ này nơi họ.
Việc lòng nhân ái là một xu hướng tự nhiên hoàn toàn chẳng kì lạ vì nó tự thân rất quan trọng đối với sự sinh tồn của con người. Được chứng minh bởi Keltner, thuật ngữ “sự sinh tồn của giống loài thích nghi nhất”, thuật ngữ hay được gán cho Charles Darwin, thật ra được tạo thành bởi Herbert Spencer và cùng với những người theo trường phái Darwin xã hội, những người mong muốn lý giải cho sự vượt trội cùa tầng lớp và chủng tộc. Một sự thật ít được nhắc đến khác là việc công trình của Darwin được mô tả chính xác nhất bằng phát biểu “sự sinh tồn của giống loài tốt bụng nhất”. Thật vậy, trong The Descent of Man và Selection In Relation to Sex, Darwin cho rằng con người có “một sức mạnh bản năng xã hội và mẫu tử lớn lao hơn bất kỳ bản năng hay động lực nào”. Trong một đoạn khác, ông bình luận “các cộng đồng, trong đó bao gồm lượng lớn những thành viên đồng cảm nhất, sẽ phát triển và nuôi dạy con tốt nhất”. Lòng nhân ái – sự tử tế thật sự có thể là một đặc điểm thích ứng và tiên hóa tự nhiên. Không có nó, sự tồn tại nảy nở của nhân loại khó có thể xảy ra.
Một dấu hiệu nữa cho thấy lòng nhân ái là một nét tiến hóa thích ứng là việc nó khiến ta trở nên hấp dẫn hơn đối với “đối tác” tiềm năng. Một nghiên cứu kiểm chứng đặc điểm được đánh giá cao nhất nơi đối tác lãng mạn tiềm năng có kết quả cho thấy cả nam và nữ đều đồng ý rằng “sự tử tế” là một trong những nét lý tưởng nhất.

Những ích lợi bất ngờ của Lòng Nhân ái đối với sức khỏe Thể lý và Tâm lý

Lòng nhân ái có thể giúp đảm bảo cho sự tồn vong của chúng ta vì nó đem lại sức khỏe thể lý và tinh thần, đồng thời mang đến hạnh phúc tổng thể. Nghiên cứu của APS William, nhà nghiên cứu hàng đầu về tâm lý học tích cực và APS James McKeen Cattell Fellow Martin Seligman, người đi tiên phong trong tâm lý học về hạnh phúc và thăng tiến con người, cho rằng việc kết nối với người khác theo một cách có ý nghĩa sẽ giúp chúng ta có nhiều sức khỏe thể lý và tinh thần, đồng thời thúc đẩy tiến trình hồi phục sau khi ngã bệnh; Hơn thế, nghiên cứu của Stephanie Brown, thuộc ĐH Stony Brook, và Sara Konrath, ĐH Michigan, cho thấy nó thậm chí còn có thể kéo dài tuổi thọ con người. Nguyên nhân của việc sống tử tế dẫn đến hạnh phúc tinh thần có thể được giải thích bởi thông tin cho rằng hành động cho đi mang lại cảm giác dễ chịu nhiều hơn hoặc bằng chính hành động lãnh nhận. Một nghiên cứu chụp hình não do nhà khoa học thần kinh Jordan Grafman thuộc Viện Sức khỏe Quốc gia cho thấy, khi chúng ta quan sát ai đó làm từ thiện, cũng như khi chúng ta tự đóng góp tiền, “trung khu hài lòng” trong não bộ sẽ được kích hoạt tương đương khi ta trải nghiệm sự thích thú (như khi ăn tráng miệng, tiền bạc, và tình dục).
Việc cho đi thậm chí còn làm tăng mức độ hạnh phúc nhiều hơn khi chúng ta chi tiêu cho chính mình. Trong một thực nghiệm của Elizabeth Dunn tại ĐH British Columbia được công bố trên tạp chí Science, các nghiệm thể được nhận một khoản tiền nhất định, một nửa trong nhóm được yêu cầu chi tiêu cho bản thân họ; những người tham gia còn lại được chỉ định sử dụng tiền cho người khác. Vào cuối nghiên cứu, nhóm thứ hai cho thấy cảm giác hạnh phúc nhiều hơn nhóm chỉ chi tiền cho chính mình.
Điều này thậm chí vẫn đúng đối với trường hợp trẻ nhỏ. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Lara Aknin và cộng sự tại ĐH British Columbia trên trẻ hai tuổi cho thấy việc trẻ tặng quà cho trẻ khác làm tăng mức độ hạnh phúc nhiều hơn khi trẻ nhận quà cho riêng mình. Thậm chí còn bất ngờ hơn, hiện tượng “cho đi để hạnh phúc” này đúng trên toàn thế giới, bất kể các quốc gia giàu nghèo ra sao. Một nghiên cứu khác của Aknin, nhưng tại ĐH Simon Fraser, cho thấy số tiền ta dành cho người khác (chứ không phải cho bản thân) và hạnh phúc cá nhân có tương quan chặt chẽ với nhau, bất kể thu nhập, điều kiện hỗ trợ xã hội, cảm nhận về tự do hay tình trạng tham nhũng của đất nước.

Tại sao sống tử tế lại tốt cho bạn?

Tại sao sống tử tế lại đặc biệt tốt cho sức khỏe? Manh mối cho câu trả lời này nằm ở một nghiên cứu mới do Steve Cole, ĐH California Los Angeles, cùng APS Fellow Barbara Fredrickson, ĐH North Carolina Chapel Hill, thực hiện. Nghiên cứu lượng giá mức độ viêm nhiễm phân tử nơi những người tự cho rằng mình “rất hạnh phúc”. Viêm (Inflammation) là gốc rễ của ung thư và những bệnh tật khác, nó cũng xuất hiện nhiều nơi những người thường xuyên căng thẳng. Như vậy, chúng ta có thể nghĩ rằng khả năng viêm sẽ ít hơn nơi những người có mức hạnh phúc cao. Tuy nhiên, Cole và Fredrickson phát hiện điều này chỉ xảy ra trong những trường hợp “rất hạnh phúc”. Họ nhận thấy những người hạnh phúc vì có “cuộc sống đầy đủ” (đôi khi hiểu là “hạnh phúc hưởng thụ”) có mức viêm cao trong khi những người hạnh phúc vì sống cuộc sống có mục đích hay ý nghĩa (“hạnh phúc viên mãn”) có mức viêm thấp. Một cuộc sống có ý nghĩa và mục đích là cuộc sống ít tập trung vào việc thỏa mãn bản thân nhưng dành nhiều hơn cho người xung quanh. Đó là sống nhân ái, vị tha và đầy ý nghĩa.
Lối sống tử tế còn giúp tăng tuổi thọ bằng cách hỗ trợ chống lại stress. Một nghiên cứu được thực hiện với mẫu lớn (trên 800 người) do Michael Poulin thuộc ĐH Buffalo đứng đầu cho thấy stress không giúp dự đoán tỉ lệ tử vong nơi những người hay giúp đỡ người khác, trong khi lại dự đoán được đối với nhóm không giúp đỡ. Một trong những lý do mà lòng nhân ái giúp bảo vệ chúng ta khỏi stress là cảm giác hài lòng. Thế nhưng, động lực lại đóng một vai trò quan trọng trong việc tiên đoán liệu lối sống nhân ái có đem lại tác động tích cực cho sức khỏe hay không. Sara Konrath, ĐH Michigan, phát hiện rằng những người tham gia tình nguyện sống lâu hơn những người không tham gia –  tuy nhiên chỉ khi lý do tham gia tình nguyện đến từ sự vị tha thay vì vị kỷ.
Một nguyên nhân khác khiến tử tế giúp thúc đẩy hạnh phúc là vì nó mở rộng tầm nhìn ra khỏi bản thân chúng ta. Nghiên cứu cho thấy trầm cảm và lo âu có liên hệ tới tình trạng tập trung quá mức vào bản thân, lo lắng đến “cái tôi, bản thân và chính mình”. Khi bạn làm điều gì đó cho người khác, tình trạng tập trung - bản thân sẽ chuyển thành tập trung - người khác. Nếu bạn nhớ lại những thời gian bạn cảm thấy buồn bã, bỗng nhiên một người bạn thân hay thành viên trong gia đình gọi cho bạn vì cần giúp đỡ khẩn cấp, tâm trạng âu sầu của bạn cũng có thể theo đó mà biến mất khi sự chú ý được chuyển vào việc giúp đỡ họ. Thay vì cảm thấy muộn phiền, bạn sẽ có đầy năng lượng để giúp đỡ; và trước khi nhận ra sự thay đổi này, bạn thậm chí còn có thể thấy thoải mái hơn và có thêm nhiều quan điểm mới về vấn đề trước đó.
Cuối cùng, lòng nhân ái còn giúp bạn hạnh phúc bằng cách làm tăng cảm giác kết nối với người khác. Một nghiên cứu cho thấy việc thiếu liên hệ xã hội gây nguy hiểm cho sức khỏe nhiều hơn cả béo phì, hút thuốc và cao huyết áp. Mặt khác, liên hệ xã hội tốt tăng 50% cơ hội kéo dài tuổi thọ. Kết nối xã hội giúp củng cố hệ miễn dịch (nghiên cứu của Cole cho thấy các gen chịu ảnh hưởng của liên hệ xã hội cũng giúp mã hóa chức năng miễn dịch và tình trạng viêm), tăng khả năng hồi phục trước bệnh tật và thậm chí kéo dài cuộc sống. Những người có cảm giác nối kết với người khác ở mức cao có mức lo âu và trầm cảm thấp hơn. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy họ có lòng tự trọng cao hơn, thấu hiểu người xung quanh hơn, đáng tin và có tinh thần hợp tác, đồng thời, như một hệ quả, mọi người cũng sẵn sàng tin tưởng và hợp tác với họ hơn. Vì vậy, kết nối xã hội giúp tạo ra một cung phản hồi tích cực về an nhiên xã hội, cảm xúc và thể lý. Tuy nhiên không may là những điều ngược lại cũng xảy ra với những người thiếu liên hệ xã hội. Kết nối xã hội thấp thường gắn với suy giảm sức khỏe tâm thể lý cũng như làm tăng khuynh hướng hành vi chống đối xã hội, điều này sẽ dẫn đến sự cô lập lớn hơn. Việc thực hiện lối sống tử tế cũng như xây dựng lòng nhân ái có thể giúp thúc đẩy khả năng kết nối xã hội và nâng cao sức khỏe tâm thể lý.


Tại sao Sự tử tế thật sự có khả năng thay đổi Thế giới

Mẹ Teresa 

Tại sao cuộc đời của những người như Mẹ Teresa, Martin Luther King, Jr., và Desmond Tutu lại truyền nhiều cảm hứng như vậy? Nghiên cứu do APS Fellow Jonathan Haidt, ĐH Virginia, thực hiện cho rằng việc chứng kiến một người giúp đỡ những người khác tạo ra một trạng thái “thăng hoa”. Bạn đã bao giờ xúc động khi chứng kiến một nghĩa cử tình thương và lòng nhân ái của ai đó chưa? Số liệu của Haidt cho thấy việc đó giúp ta thăng hoa và sau đó truyền cảm hứng để chúng ta hỗ trợ người khác – và đó có thể là nguồn lực nằm sau một chuỗi những phản ứng cho đi. Haidt đã chứng minh rằng các lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện những hành vi hi sinh bản thân và đem lại hiệu ứng “thăng hoa” nơi nhân viên sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng hơn nơi người lao động – từ đó, cấp dưới sẽ trở nên cam kết hơn và đến lượt mình, có thể hành động tử tế hơn ở nơi làm việc. Thật vậy, sự tử tế có tính lan truyền. Các nhà khoa học xã hội James Fowler (ĐH California San Diego) và Nicholas Christakis (Harvard) đã chứng minh rằng điều đó: Hành động quảng đại và tốt bụng sẽ sản sinh ra nhiều sự độ lượng hơn trong một chuỗi phản ứng tử tế. Bạn có thể đã chứng kiến một trong những bản tin thời sự về chuỗi phản ứng xảy ra khi một người trả tiền cà phê cho người xếp hàng phía sau hoặc trả tiền thu phí xa lộ cho tài xế tiếp theo. Mọi người tiếp tục hành vi hào hiệp này trong vòng nhiều giờ đồng hồ. Hành động nhân ái của chúng ta cùng nâng mọi người lên và khiến tất cả đều hạnh phúc. Chúng ta có thể không nhận ra, nhưng bằng cách hỗ trợ mọi người, chúng ta cũng đang giúp đỡ chính bản thân mình; nghiên cứu của Fowler và Christakis cho thấy hạnh phúc có khả năng lan tỏa và rằng nếu những người xung quanh hạnh phúc, chúng ta cũng sẽ trở nên hạnh phúc.

Xây dựng Sự tử tế

Dù tử tế có vẻ là bản năng tiến hóa tự nhiên nhưng đôi khi cũng cần có một chút luyện tập. Một loạt các nghiên cứu chứng minh rằng nhiều phương pháp tập luyện lòng nhân ái và thiền định “yêu thương - tử tế” khác nhau, đa phần xuất phát từ truyền thống Phật giáo, có thể giúp xây dựng lòng nhân ái. Xây dựng lòng nhân ái có thể hình thành khá nhanh và không đòi hỏi hàng năm trời nghiên cứu. Trong một nghiên cứu của Cendri Hutcherson, Viện Công nghệ California, cùng tác giả thực hiện vào năm 2008, có sự tham gia của APS Fellow James Gross, Stanford, nhóm nghiên cứu tìm ra rằng chỉ 7 phút can thiệp là đủ để làm tăng cảm giác gần gũi và liên kết với mục tiêu thiền định trên cả phương diện tường minh lẫn những khía cạnh tiềm tàng mà những người tham gia không thể chủ động kiểm soát; điều này cho thấy cảm giác kết nối có thay đổi ở hạ tầng tâm lý. Fredrickson đã kiểm nghiệm phương pháp thiền định 9 tuần yêu thương - tử tế và phát hiện rằng những nghiệm thể tham gia can thiệp trải nghiệm những cảm xúc tích cực tăng dần mỗi ngày, giảm các triệu chứng trầm cảm và nâng cao mức độ hài lòng với cuộc sống. Một nhóm đứng đầu bởi Sheetal Reddy đã chứng minh phương pháp can thiệp lòng nhân ái giúp tăng hi vọng nơi trẻ nhỏ. Nhìn chung, nghiên cứu về các can thiệp tử tế cho thấy những tiến bộ về sức khỏe tâm lý, lòng nhân ái cùng kết nối xã hội.

Bên cạnh những khía cạnh trên, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu liệu các can thiệp này có tác động gì lên hành vi hay không. APS Fellow Tania Singer cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Max Planck đã thực hiện một nghiên cứu về những tác động của việc luyện tập sự tử tế lên các hành vi phù hợp với xã hội. Họ phát triển Trò chơi Xã hội Zurich. Không giống nhiều bài tập xã hội khác chỉ đo đặc các hành vi xã hội cá nhân được duy nhất một lần, chương trình này có khả năng đo đạc nhiều lần các hành vi trên. Singer phát hiện việc luyện tập tử tế dài ngày thật sự giúp tăng các hành vi ủng hộ xã hội trong trò chơi.
Thú vị hơn nữa, dạng thiền định xem ra kém quan trọng hơn bản thân hành vi thiền định. Condon, Miller, Desbordes, và DeSteno nhận thấy luyện tập thiền định 8 tuần, bất kể với loại thiền định gì (mindfulness hay nhân ái), khiến người tham gia hành động tử tế hơn đối với những người đang chịu đau khổ (như nhường ghế cho người phải chống nạng)
Cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu chính xác cách thức luyện tập nhân ái giúp nâng cao hạnh phúc và khích lệ hành vi vị tha. Nghiên cứu của Antoine Lutz và APS William James Fellow Richard Davidson tại ĐH Wisconsin-Madison cho thấy, trong khi thiền định, người tham gia phát triển khả năng xử lý cảm xúc trong các vùng não liên hệ đến sự thấu hiểu khi phản ứng với tiếng khóc xúc động.
Một nghiên cứu thực hiện bởi Gaëlle Desbordes, BV Đa khoa Massachusetts, cho thấy cả luyện tập thiền định mindfulness và nhân ái đều làm giảm hoạt động của hạnh nhân khi phản ứng với những hình ảnh cảm xúc; điều này cho thấy thiền định nói chung có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc. Tuy vậy, thiền định nhân ái không giảm thiểu hoạt động hạnh nhân trước những hình ảnh con người đang chịu đau khổ, như vậy có thể nói thiền định nhân ái làm tăng khả năng đáp ứng của con người trước đau khổ.
CCARE, kết hợp với Thupten Jinpa – phiên dịch cá nhân của Đức Đạt Lai Lạt Ma - và một số nhà tâm lý học tại ĐH Stanford, đã phát triển một chương trình luyện tập nhân ái với tên gọi Chương trình Luyện tập Xây dựng Lòng Nhân ái. Nghiên cứu sơ bộ do Philippe Goldin đứng đầu cho thấy chương trình có hiệu quả trong việc giảm thiểu những rối loạn như lo âu xã hội và giúp nâng cao nhiều phương diện tử tế khác nhau. Bên cạnh việc huấn luyện cho hàng trăm thành viên cộng đồng và sinh viên Stanford có mong muốn tham gia, các tác giả cũng đang phát triển một chương trình đào tạo giảng viên.
Với tầm quan trọng của lòng nhân ái trong thế giới hôm nay cùng một bộ phận nghiên cứu về những ích lợi của sự tử tế lên sức khỏe và hạnh phúc, đây là lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm và có tác động lên cộng đồng. CCARE hi vọng thông qua những nghiên cứu kỹ lưỡng về những ích lợi của sự tử tế, mọi người sẽ nhận thấy việc sống tử tế cũng quan trọng đối với sức khỏe như tập thể dục hay chế độ ăn uống lành mạnh; đem lại những kỹ thuật xây dựng lòng nhân ái được minh chứng khoa học và chấp nhận rộng rãi; đồng thời lòng nhân ái sẽ được giảng dạy và ứng dụng trong trường học, bệnh viện, nhà tù, quân đội và những môi trường cộng đồng khác.

Để có thêm thông tin, xin vào thăm trang web của Emma Seppala: www.emmasepalla.com.

Tài liệu tham khảo và đọc thêm:
Aknin, L. B., Hamlin, J., & Dunn, E. W. (2012). Giving leads to happiness in young children. PLOS ONE, 7.
Aknin, L. B., Barrington-Leigh, C. P., Dunn, E. W., Helliwell, J. F., Burns, J., Biswas-Diener, R., Kemeza, I., Nyende, P., Ashton-James, C. E., & Norton, M. I. (in press). Prosocial spending and well-being: Cross-cultural evidence for a psychological universal. Journal of Personality and Social Psychology.
Algoe, S. B., & Haidt, J. (2009). Witnessing excellence in action: The ‘other-praising’ emotions of elevation, gratitude, and admiration. The Journal of Positive Psychology, 4, 105–127.
Baumeister, R. F., & Leary, M. R. (1995). The need to belong: Desire for interpersonal attachments as a fundamental human motivation. Psychological Bulletin, 117, 497–529.
Brown, S. L., Nesse, R. M., Vinokur, A. D., & Smith, D. M. (2003). Providing social support may be more beneficial than receiving it: Results from a prospective study of mortality. Psychological Science, 14, 320–327.
Burton, N. (2011, May). Romance report: Most men and women believe in the enduring power of attraction. Retrieved from http://glo.msn.com/relationships/romance-report-1534241.story.
Cole, S. W., Hawkley, L. C., Arevalo, J. M., Sung, C. Y., Rose, R. M., & Cacioppo, J. T. (2007). Social regulation of gene expression in human leukocytes. Genome Biology, 8, R189.
Condon, P., Desbordes, G., Miller, W., & DeSteno, D. (in press). Meditation increases compassionate responses to suffering. Psychological Science.
Diener, E., & Seligman, M. E. P. (2004). Beyond money: Toward an economy of well-being. Psychological Science in the Public Interest, 5, 1–31.
Dunn, E. W., Aknin, L. B., & Norton, M. I. (2008). Spending money on others promotes happiness. Science, 319, 1687–1688.
Fowler, J. H., & Christakis, N. A. (2010). Cooperative behavior cascades in human social networks. Proceedings of The National Academy of Sciences of The United States of America, 107, 5334–5338.
Holt-Lunstad, J., Smith T. B., & Layton, J. B. (2010). Social relationships and mortality risk: A meta-analytic review. PLOS Med 7, e1000316.
House, J. S., Landis, K. R., & Umberson, D. (2003). Social relationships and health. In P. Salovey, A. J. Rothman (Eds.), Social Psychology of Health (pp. 218–226). New York, NY, US: Psychology Press.
Konrath, S., Fuhrel-Forbis, A., Lou, A., & Brown, S. (2012). Motives for volunteering are associated with mortality risk in older adults. Health Psychology, 31, 87–96.
Lee, R. M., Draper, M., & Lee, S. (2001). Social connectedness, dysfunctional interpersonal behaviors, and psychological distress: Testing a mediator model. Journal of Counseling Psychology, 48, 310–318.
Leiberg, S., Klimecki, O., & Singer, T. (2011). Short-term compassion training increases prosocial behavior in a newly developed prosocial game. PLOS ONE, 6: e17798.
Lutz, A., Brefczynski-Lewis, J., Johnstone, T., Davidson, R. J. (2008). Regulation of the neural circuitry of emotion by compassion meditation: Effects of meditative expertise. PLOS ONE, 3: e1897.
Miller, D. T. (1999). The norm of self-interest. American Psychologist, 54, 1053–1060.
Moll, J., Krueger, F., Zahn, R., Pardini, M., de Oliveira-Souza, R., & Grafman, J. (2006). Human fronto-mesolimbic networks guide decisions about charitable donation. Proceedings of The National Academy of Sciences of The United States of America, 103, 15623–15628.
Poulin, M. J., Brown, S. L., Dillard, A. J., & Smith, D. M. (2013). Giving to others and the association between stress and mortality. American Journal of Public Health. e-View Ahead of Print. doi: 10.2105/AJPH.2012.300876
Pressman, S. D., Cohen, S., Miller, G. E., Barkin, A., Rabin, B. S., & Treanor, J. J. (2005). Loneliness, social network size, and immune response to influenza vaccination in college freshmen. Health Psychology, 24, 297–306.
Rand, D. G., Greene, G. D., & Nowak, M. A. (2013). Spontaneous giving and calculated greed. Nature, 489, 227–430.
Vianello, M., Galliani, E. M., & Haidt, J. (2010). Elevation at work: The organizational effects of leaders’ moral excellence. Journal of Positive Psychology, 5, 390–411.

Warneken, F. & Tomasello, M. (2006). Altruistic helping in human infants and young chimpanzees. Science, 311, 1301–1003.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel