Hài lòng trong công việc |
Nhiều nghiên cứu về sự gắn bó với tổ chức đã nhìn nhận vai trò của các tương quan tích cực trong thái độ của nhân viên. Nhưng phần lớn họ lại bỏ qua ảnh hưởng của các tương quan tiêu cực.
Nhằm xác định ảnh hưởng của tương quan tiêu cực, các tác giả Venkataramani, Labianca & Grosser (2002) đã thực hiện nghiên cứu với những nhân viên trong một nhà máy sản xuất cỡ trung và một nhãn hàng phát triển sản phẩm.
Dựa trên mẫu nghiên cứu, họ thấy rằng cả tương tác tích cực và tiêu cực đều ảnh hưởng đển mức độ hài lòng về các mối quan hệ công việc. Mức độ này, theo đó, ảnh hưởng đến cảm giác của nhân viên đối với sự gắn bó với tổ chức. Bài viết cũng phát hiện ra rằng các quan hệ tích cực tăng dần mức độ quan trọng đối với sự hài lòng của nhân viên, trong khi trước đó, tương quan tiêu cực mới đóng vai trò chủ chốt.
Tương quan được phát hiện trong nghiên cứu tồn tại bất chấp lứa tuổi, giới tính, tình trạng làm việc (Toàn thời gian hay bán thời gian), trình độ học vấn, thâm niêm làm việc, địa điểm, hay số lượng mạng lưới cần thiết. Hơn nữa, cảm xúc mà nhân viên thường trải qua không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, cũng như việc họ có nắm giữ vai trò quản lý hay không.
Để duy trì mức độ hài lòng của nhân viên, nghiên cứu đề xuất các công ty nên khuyến khích mối quan hệ tích cực và giảm thiểu tương quan tiêu cực. Điều này có thể đảm bảo được rằng nhân viên sẽ gắn bó hơn, bởi lẽ cảm giác thỏa mãn sẽ giúp nâng cao mức độ hài lòng trong công việc và cảm giác gắn bó.
Để nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên, các tác giả khuyến nghị nhà quản trị nên:
1. Ủng hộ mối quan hệ thân tình giữa các nhân viên.
2. Chủ động giải quyết những khác biệt cá nhân trong thời gian đầu để giảm bớt sự xuất hiện của các mối quan hệ tiêu cực trong nhóm làm việc.
3. Thành lập nhóm giao lưu cởi mở để thúc đẩy niềm tin và xây dựng tương quan.
4. Điều chỉnh khối lượng công việc và phân chia công việc trong nhóm sao cho các nhân viên có quan hệ tiêu cực không làm việc cùng nhau.
Các tác giả cũng đưa ra cách thức cho nhân viên nhằm tự cải thiện mức độ hài lòng của mình:
1. Nỗ lực nuôi dưỡng các mối quan hệ tích cực, tránh thu mình khi xảy ra các tương quan tiêu cực.
2. Dừng các mối quan hệ tiêu cực khi chúng mới hình thành, và trước khi chúng ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến và phát triển.
3. Sử dụng các mối quan hệ tiêu cực như là phản hồi tạo nên sự thay đổi bản thân.
Theo I/O at Work
Source: V.Venkataramani, G.J. Labianza, & T. Grosser, “Positive and negative workplace relationships, social satisfaction, and organizational attachment”, Journal of Applied Psychology, November, 2013.
Reviewed by: Andrea Hetrick
Dịch: Ngọc Anh
Link bài dịch:
http://iopsyhr.blogspot.com/2014/02/su-gan-bo-voi-to-chuc-ket-qua-cua-muc-o.html
http://iopsyhr.blogspot.com/2014/02/su-gan-bo-voi-to-chuc-ket-qua-cua-muc-o.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét