chia sẻ

BÍ MẬT VỀ SỰ SÁNG TẠO

Làm sao để sáng tạo?

Một nghiên cứu vừa phát hiện rằng bạn càng tư duy ý thức bao nhiêu thì bạn càng ít sáng tạo bấy nhiêu.
Các nhà nghiên cứu đã cho các nghiệm thể chơi trò chơi “Vẽ hình đoán chữ”, trong đó người tham gia cố gắng vẽ hình thể hiện nội dung của một chữ nào đó.
Đồng thời, não bộ nghiệm thể sẽ được quét cộng hưởng từ (MRI) để xem xét mức độ và thời điểm hoạt động của các vùng khác nhau.
Cuối cùng, sẽ có 2 chuyên gia được mời để đánh giá mức độ sáng tạo của nghiệm thể bao gồm: nội dung sáng tạo và mức độ "dễ đoán".
Giáo sư Allan Reiss, tác giả nghiên cứu, giải thích kết quả như sau:
“Chúng tôi phát hiện rằng hoạt động não bộ tại khu vực trung tâm kiểm soát điều hành - vùng não bộ cho phép chúng ta lên kế hoạch, tổ chức và thực thi các hoạt động – tương quan ngược với khả năng thực hiện các công việc sáng tạo.
Sáng tạo là một đặc tính vô cùng giá trị trong cuộc sống con người, dù là trong công việc hay vui chơi.
Sáng tạo là động lực đưa đến những tiến bộ trong nghệ thuật, khoa học hay kinh doanh.
Với vai trò như một nhà tâm thần học thực hành, tôi thậm chí còn nhận thấy sự quan trọng của sự sáng tạo trong mối quan hệ liên cá nhân.
Những người có khả năng tư duy sáng tạo và linh hoạt thường đạt được những kết quả tối ưu.”
Dưới đây là một số hình ảnh mà người tham gia đã vẽ, phía bên trái là những chữ mà nghiệm thể cố gắng mô tả:
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, không phải vùng trung tâm kiểm soát điều hành mà là vùng tiểu não khi được kích hoạt sẽ khiến chúng ta vẽ các bức hình có tính sáng tạo nhiều hơn. 
Tiểu não là khu vực nằm ở phía sau não bộ giúp điều phối chuyển động.
Trước đây, các nhà khoa học thần kinh thường không liên hệ khu vực não bộ này với sự sáng tạo
Giáo sư Reiss giải thích:
“Có lẽ tiểu não là trung tâm điều phối những vùng còn lại của não bộ, giúp những khu vực khác hoạt động hiệu quả hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy, đôi khi, việc cố gắng gượng ép để sáng tạo có vẻ không phải là phương cách tốt nhất để tối ưu hóa đặc tính này.”
Việc “ép mình nỗ lực” để đạt đến một kết quả “sáng tạo” thường dẫn đến nhiều hoạt động trong những khu vực kiểm soát điều hành, trong khi đó, chúng ta lẽ ra cần giảm thiểu hoạt động trong những khu vực này để đạt được hiệu quả mong đợi.
TS Manish Saggar, tác giả khác của nghiên cứu, kết luận một cách cô đọng:
“Nếu bạn ‘càng nghĩ’ thì bạn sẽ ‘càng rối’ “
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Scientific Reports (Sagger et al., 2015) - click vào link để đọc bài báo đầy đủ.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel