chia sẻ

TẠI SAO “NGỨA” THÌ PHẢI “GÃI”?


Nếu bạn ngứa mà được gãi thì cảm giác sẽ rất tuyệt vời – ít nhất là ban đầu. Nhưng sau đó, bạn càng gãi thì người bạn càng ngứa, đó là một vòng tròn luẩn quẩn làm bạn thất vọng nhiều hơn là thỏa mãn.
Các nhà khoa học tại ĐH Y St. Louis, ĐH Washington, vừa tìm ra lời giải thích cho hiện tượng trên. Tất cả đều nằm ở serotonin, một loại chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ.
Ngứa ngáy đi tìm câu trả lời
Đã từng có lúc các nhà khoa học nghĩ rằng ngứa ngáy và đau đớn đều được dẫn truyền theo cùng một đường trong hệ thống thần kinh. Tuy nhiên, mới đây, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng các tín hiệu ngứa ngáy lại đi theo một đường hoàn toàn khác. Nó có riêng những tế bào thần kinh và thụ cảm “đặc hiệu” cho việc ngứa ngáy. Hơn thế nữa, đường dẫn truyền của cảm giác đau còn có thể ghi đè lên trên đường dẫn truyền “ngứa”. Điều này giúp lý giải vì sao khi chúng ta sử dụng một lực làm đau nhẹ - hay còn gọi là gãi- lại có thể giúp, ít nhất là tạm thời, đánh tan ngứa ngáy.
Mới đây, một nghiên cứu mới trên tạp chí Neuron đã đưa những phát hiện trên đi thêm một bước. TS Chen và đồng sự tại Trung tâm Nghiên cứu Ngứa thuộc ĐH Washington đã tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra sau khi tín hiệu đau do việc gãi được đưa tới não. Dù nghiên cứu chỉ được hiện trên chuột nhưng các nhà khoa học tin rằng tiến trình tương tự cũng sẽ xảy ra ở người.
Ngứa ở chuột và ngứa ở người
Theo các nhà nghiên cứu, khi não tiếp nhận các tín hiệu đau nhẹ do gãi, nó sẽ đáp trả bằng cách tiết ra serotonin. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tìm ra rằng khi serotonin đi từ não đến tủy sống, nó sẽ “lấn tuyến” bằng cách chuyển từ đường dẫn tín hiệu đau sang đường dẫn tín hiệu ngứa. Khi serotonin phản ứng với các thụ cảm trên tế bào cảm nhận ngứa trong tủy sống, nó có thể làm tăng cảm giác ngứa.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng một loạt các chú chuột được lai giống đặc biệt để không có các gene tạo serotonin. Khi được tiêm một loại thuốc gây ngứa da, những chú chuột này không gãi nhiều như những chuột khác đồng loại. Nhưng sau đó khi được tiêm serotonin, chúng lại bắt đầu gãi nhiều trở lại như bình thường.
Khi chia sẻ về nghiên cứu, Chen cho biết công trình này một ngày nào đó sẽ hỗ trợ cho việc điều trị các bệnh nhân mắc các chứng ngứa mãn tính. Chúng ta không thể “cắt” serotonin vì bên cạnh việc chống lại cảm giác đau, nó còn đem lại những lợi ích khác như điều hòa cảm xúc, ăn uống và giấc ngủ. Tuy nhiên, Chen cho rằng chúng ta có thể chặn đứng sự trao đổi giữa serotonin và các tế bào thần kinh trong tủy sống có liên quan đến tín hiệu ngứa.
Ngành khoa học…Gãi
Nhóm nghiên cứu của Chen không phải là những người duy nhất tìm hiểu xây dựng ngành khoa học ngứa ngáy này. Tại Trường ĐH Y Wake Forest, các nhà khoa học đã chụp hình não MRI các tình nguyện viên nhằm nghiên cứu lý do vì sao gãi ngứa thì lại “sướng”. Họ phát hiện rằng đường dẫn truyền cho việc tưởng thưởng trong não có liên hệ đến cả cảm giác thích thú khi gãi lẫn nhẹ nhỏm khi hết ngứa.
Đường dẫn truyền này cũng đóng vai trò quan trọng cảm giác khao khát, hài lòng và thậm chí gây nghiện, tất cả những điều này giúp giải thích vì sao cảm giác thôi thúc phải gãi – và cảm xúc thoải mái ban đầu khi đã gãi- lại mạnh mẽ đến thế. Nó cũng cung cấp những chứng cứ lý giải tại sao gãi một lần lại có vẻ không đủ.   
Các nhà khoa học thừa nhận họ chỉ mới chạm vào bề mặt của phức hợp sinh học thần kinh nằm bên dưới việc ngứa ngáy. Tuy nhiên, những gì họ đã phát hiện vẫn đem lại những cách nhìn khá thú vị về một dạng trải nghiệm mà tất cả chúng ta ai cũng có nhưng không phải ai cũng hiểu.
Các bạn có thể tự do chia sẻ và sử dụng bài viết (cũng như bài dịch) này với mục đích phi thương mại với điều kiện ghi rõ nguồn là từ Psychology Today (và nguồn dịch là Hành lang Tâm lý). Việc s dụng bài viết và bản dịch này trên mạng cần phải có đường dẫn về trang bài viết của Psychology Today https://www.psychologytoday.com/blog/minding-the-body/201410/why-we-cant-stop-scratching-itch và đường dẫn bài dịch http://hanhlangtamly.blogspot.com/2015/07/tai-sao-ngua-thi-phai-gai.html . Những ngoại lệ khác với mục đích thương mại cần có phép bằng văn bản của Psychology Today và thông báo cho người dịch.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel