chia sẻ

THAM GIA NHÓM GIÚP GIẢM NHẸ TRẦM CẢM



Từ lâu chúng ta đã biết kết nối xã hội có vai trò rất quan trọng đối với những người trầm cảm.
Tuy vậy, mới đây, các nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm xã hội thôi là chưa đủ để hỗ trợ những người có trầm cảm. Quan trọng hơn, việc đồng hóa với nhóm –  xác định mình thuộc về một nhóm – mới giúp giảm nhẹ trầm cảm.
Kết luận đến từ nghiên cứu ở Úc trên các thân chủ đang tham gia vào một số nhóm ở địa phương, có nguy cơ và được chẩn đoán mắc trầm cảm (Cruwys et al., 2014).
Một số là nhóm tập yoga, một số khác là nhóm thể thao, nghệ thuật hay thêu may.
Trong một nghiên cứu khác, một nhóm các nghiệm thể tự nguyện đến bệnh viện để tham gia trị liệu nhóm.
Trong cả hai nghiên cứu, dù có thuộc khung cảnh lâm sàng hay không, tất cả các trường hợp đều là những người tham gia vào một nhóm xã hội mới.
Khoảng 3 tháng sau khi tham gia nhóm, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành đo lường mức độ trầm cảm của các nghiệm thể, đồng thời tìm hiểu mức độ họ đồng nhất với nhóm mà mình tham gia ra sao.
So sánh với ban đầu, kết quả cho thấy những người không gắn kết chặt chẽ với nhóm có 50% khả năng tiếp tục bị trầm cảm.

Mặt khác, những người cảm thấy thuộc về nhóm, những người dùng từ “chúng tôi” thay vì “bọn họ” khi nói về các thành viên khác trong nhóm, chỉ có 1/3 khả năng tiếp tục mắc trầm cảm. Những thân chủ này cảm thấy đồng nhất mạnh mẽ với nhóm mà họ tham gia – dù đó là nhóm trị liệu trong bệnh viện hay là nhóm sở thích, họ cho biết bản thân cảm thấy được hỗ trợ vì đang “tham gia cùng nhau”.

Giáo sư Alexander Haslam, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết:
“Chúng tôi tìm ra bằng chứng rõ ràng rằng việc tham gia nhóm và đồng nhất với nhóm có thể giúp làm thuyên giảm trầm cảm.”
“Kết quả nghiên cứu cho thấy khía cạnh ‘nhóm’ trong tương tác xã hội là rất quan trọng.”

Một trong những đặc điểm của người trầm cảm là họ hay rút lui ra khỏi các mối quan hệ xã hội, tuy nhiên, việc hỗ trợ để thân chủ phục hồi không chỉ dừng lại ở việc giao tiếp với người khác:
“…một nhóm cần có yếu tố về tâm lý để có những tác động tích cực lên trầm cảm – chỉ đơn thuần ‘góp mặt’ mà không cam kết hay tham gia hoạt động có lẽ sẽ không mang lại hiệu quả.”
Các tác giả kết luận rằng nghiên cứu cho thấy
“làm việc với những thách thức từ trầm cảm không chỉ bao gồm việc đưa cá nhân quay lại nhóm mà còn là đưa nhóm đến với cá nhân.”
Các bạn có thể tự do chia sẻ và sử dụng bài viết (cũng như bài dịch) này với mục đích phi thương mại với điều kiện ghi rõ nguồn là từ Psy Blog (và nguồn dịch là Hành lang Tâm lý). Việc s dụng bài viết và bản dịch này trên mạng cần phải có đường dẫn về trang bài viết của Psy Blog http://www.spring.org.uk/2014/09/depression-alleviated-by-feeling-connected-to-a-group.phpvà đường dẫn bài dịch http://hanhlangtamly.blogspot.com/2015/07/tham-gia-nhom-giup-giam-nhe-tram-cam.html. Những ngoại lệ khác với mục đích thương mại cần có phép bằng văn bản của Psy Blog và thông báo cho người dịch.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google

Join us on Facebook

Please wait..5 SecondsCancel