Giấc ngủ và hiệu quả công việc |
ĐH MICHIGAN 30/06/2015
Nghiên cứu mới đây của ĐH Michigan cho thấy một giấc ngủ ngắn có thể có hiệu quả trong việc chống lại các hành vi bốc đồng và giúp nâng cao khả năng chịu đựng.
Theo các nhà nghiên cứu, giấc ngủ ngắn có thể là cách gia tăng an toàn lao động thuận tiện và tiết kiệm. Nói cách khác, nếu quản lý cung cấp chỗ ngủ tại nơi làm việc hay thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi, nhân viên cũng sẽ có năng suất cao hơn.
Càng ngày càng có nhiều người, đặc biệt là người trưởng thành, không ngủ đủ giấc vào ban đêm. Điều này có thể ảnh hưởn tiêu cực tới khả năng ghi nhớ và chú ý, đồng thời gia tăng sự mệt mỏi.
Nhóm nghiên cứu ĐH Michigan đã khảo sát cách thức giấc ngủ ngắn tác động lên khả năng kiểm soát cảm xúc của người lao động. 40 nghiệm thể từ 18 đến 50 tuổi được yêu cầu duy trì giấc ngủ đều đặn trong 3 đêm liên tiếp trước khi tham gia thực nghiệm. Sau đó, các nghiệm thể sẽ thực hiện những bài tập trên máy tính và trả lời những câu hỏi về mức độ buồn ngủ, tính khí và sự bốc đồng. Tiếp đến, họ được chỉ định ngẫu nhiên vào nhóm được ngủ 60 phút và nhóm không được ngủ mà thay vào đó, xem một đoạn phim ngắn về thiên nhiên. Các trợ lý nghiên cứu nhận trách nhiệm giám sát các nghiệm thể. Cuối cùng, những người tham gia sẽ thực hiện lại bảng hỏi và các bài tập trước đó.
Kết quả, những người trong nhóm “ngủ” thường đầu tư nhiều thời gian để giải quyết bài tập hơn so với nhóm “không ngủ”, các nghiệm thể trong nhóm thứ hai thường thiếu ý chí kéo dài sự “chịu đựng” để hoàn thành yêu cầu bài tập. Thêm vào đó, những người được ngủ cho biết cảm thấy ít bốc đồng hơn.
Theo Jennifer Goldschmied, tác giả nghiên cứu, kết hợp với những nghiên cứu trước về cá tác hại tiêu cực của việc thiếu ngủ, kết quả từ nghiên cứu này cho thấy việc tỉnh thức trong một thời gian kéo dài có thể làm giảm khả năng kiểm soát các phản ứng cảm xúc tiêu cực.
Goldschmied cho biết, “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, bằng cách nâng cao sự kiên trì theo đuổi các nhiệm vụ khó khăn, giấc ngủ ngắn có thể là can thiệp hiệu quả cho các cá nhân cần phải thức trong một thời gian dài.”
Các bạn có thể tự do chia sẻ và sử dụng bài viết (cũng như bài dịch) này với mục đích phi thương mại với điều kiện ghi rõ nguồn là từ Psy Post (và nguồn dịch là Hành lang Tâm lý). Việc sử dụng bài viết và bản dịch này trên mạng cần phải có đường dẫn về trang bài viết của Psy Post http://www.psypost.org/2015/06/sleeping-on-the-job-actually-thats-a-good-thing-35364 và đường dẫn bài dịch http://hanhlangtamly.blogspot.com/2015/07/giac-ngu-khi-lam-viec-ra-sao.html. Những ngoại lệ khác với mục đích thương mại cần có phép bằng văn bản của Psy Post và thông báo cho người dịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét